hướng dẫn thành lập địa điểm kinh doanh theo đúng quy định

Hiện nay, một số doanh nghiệp do có nhu cầu phát sinh hoạt động ngoài địa chỉ trụ sở chính nên thường có xu hướng mở một nhà xưởng hoặc kho bãi ngoài địa chỉ trụ sở chính. Việc doanh nghiệp mở địa điểm kinh doanh nói trên phải được tiến hành thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hình thức này rất phù hợp cho việc kinh doanh chuỗi nhà hàng, đồ ăn nhanh, quán cafe… Doanh nghiệp thành lập công ty với trụ sở chính tại một địa điểm ở những địa điểm khác chỉ cần thực hiện thủ thành lập địa điểm kinh doanh là có thể hoạt động một cách hợp pháp. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin hướng dẫn thành lập địa điểm kinh doanh theo đúng quy định như sau:

Hình minh họa

Đặc điểm địa điểm kinh doanh

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì: Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

  • Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân và chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định của Công ty cũng như nội dung đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không đồng thời là địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Việc thành lập khác địa giới hành chính Tỉnh/Thành phố doanh nghiệp phải chuyển sang hình thức khác như: công ty hoặc chi nhánh.

Hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

Khi tiến hành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ Hồ sơ với các nội dung chính sau đây:

1. Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-11 – Thông báo về việc đăng ký hoạt động của Chi nhánh ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp). Nội dung thông báo gồm: Tên doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh; Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế hoặc Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Địa chỉ trụ sở chính của Công ty;

  • Thông tin của địa điểm kinh doanh dự định thành lập bao gồm: Tên địa điểm kinh doanh ty dự định thành lập: Tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng Việt; Tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng nước ngoài; Tên địa điểm kinh doanh viết tắt; Địa chỉ trụ sở địa điểm kinh doanh và Thông tin về số điện thoại, Email, Website, Fax (nếu có).

Chú ý: Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh: Ngành, nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Họ, tên; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Thông tin về Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Giấy tờ chứng thực cá nhân khác; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Chỗ ở hiện tại của cá nhân; và Chức danh của người đứng đầu Văn phòng đại diện.
  • Chi nhánh chủ quản đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh công ty.
  • Thông tin đăng ký thuế, bao gồm: Địa chỉ nhận thông báo thuế; Ngày bắt đầu hoạt động; Hình thức hoạch toán; Năm tài chính; Tổng số lao động; Đăng ký xuất nhập khẩu; Thông tin về tài khoản ngân hàng, tài khoản kho bạc; Thông tin các loại thuế phải nộp và Nội dung hoạt động chính của địa điểm kinh doanh;
  • Họ và tên, chức danh, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

  • Hợp đồng dịch vụ tư vấn: Trường hợp doanh nghiệp thuê các đơn vị tư vấn thực hiện; nếu là nhân viên công ty đi thực hiện thì chuẩn bị chứng minh nhân dân và giấy giới thiệu của công ty.

Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa củ Sở kế hoạch đầu tư: Hồ sơ được lập thành 01 bộ không viết tay vào các biểu mẫu. Hồ sơ được đánh máy, ký tên đóng dấu đầy đủ. Giấy tờ kèm theo phải có bản sao chứng thực không nộp bản photo copy.

Sau 3 ngày chuyên viên tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ ra thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ. Doanh nghiệp sửa theo thông báo và bổ sung hồ sơ để chuyên viên có cơ sở thẩm xét tiếp.

Hồ sơ nộp theo hình thức online: Hồ sơ được chuẩn bị như đối với hồ sơ nộp bản giấy. Sau khi chuẩn bị xong doanh nghiệp scan các chứng từ có định dạng PDF hoặc file ảnh đính kèm tệp tin như hướng dẫn và thực hiện các thao tác lưu hồ sơ.

Hồ sơ được tiếp nhận phân chuyên viên thụ lý. Nếu hồ sơ hợp lệ hệ thống sẽ trả ra thông báo về hồ sơ đã hợp lệ doanh nghiệp in thông báo kèm theo hồ sơ bản cứng nộp lên sở kế hoạch để được cấp Giấy phép thành lập địa điểm kinh doanh.

Mọi vấn đề vướng mắc cần hướng dẫn thành lập địa điểm kinh doanh theo đúng quy định, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được  hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Thông tin liên quan:
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh công ty Bạn đang dự định mở rộng kinh doanh bằng cách thành lập địa điểm kinh doanh mới nhưng chưa biết quy định pháp lý như thế nào? Bằng kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn Tư vấn Blue […]
Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh tại Hà Tĩnh Thành lập địa điểm kinh doanh đồng nghĩa với việc mở rộng kinh doanh và phát triển thương hiệu của riêng bạn, nếu bạn quá bận bịu với việc quản lý và dự tính kinh doanh cho địa điểm kinh […]
Thủ tục thành lập đia điểm kinh doanh tại Hà Tĩnh Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh có thể đồng thời là địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh […]
Hoạt động của địa điểm kinh doanh tại Hà Tĩnh Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh có thể đồng thời là địa chỉ trụ sở chính. Nhưng, ngoài trụ sở chính, doanh nghiệp có thể […]
zalo-icon
phone-icon