7074

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội.

Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được gọi là “Bằng độc quyền sáng chế”. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
Văn bằng bảo hộ đối với giải pháp hữu ích được gọi là “Bằng độc quyền giải pháp hữu ích”. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.

Đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích (Nguồn internet)

Các điểm khác nhau chủ yếu giữa giải pháp hữu ích và sáng chế là:

  • Các điều kiện để có được sự bảo hộ dưới dạng giải pháp hữu ích ít chặt chẽ hơn so với sáng chế. Trong khi giải pháp hữu ích luôn phải đáp ứng điều kiện về “tính mới” thì điều kiện về “trình độ sáng tạo” hay “tính không hiển nhiên” có thể là ít hơn hoặc thậm chí là không cần thiết. Trên thực tế, việc bảo hộ dưới dạng giải pháp hữu ích thường được thực hiện đối với các sáng kiến có tính chất bổ sung và có thể không đáp ứng các điều kiện bảo hộ đối với sáng chế.
  • Thời hạn bảo hộ đối với giải pháp hữu ích thường ngắn hơn so với sáng chế và khác nhau giữa các nước (thường từ 7 đến 10 năm và không được gia hạn).
  • Ở hầu hết các nước có quy định bảo hộ giải pháp hữu ích, các cơ quan sáng chế thường không thẩm định nội dung đơn trước khi đăng ký. Điều này có nghĩa là quá trình đăng ký thường đơn giản và nhanh hơn, thường mất trung bình khoảng 6 tháng.
  • Đăng ký bảo hộ và duy trì hiệu lực của giải pháp hữu ích rẻ hơn nhiều so với đăng ký bảo hộ sáng chế.

Quyền nộp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích

  • Quyền nộp đơn sáng chế,giải pháp hữu ích trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả;
  • Nếu sáng chế,giải pháp hữu ích được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí,phương tiện vật chất của Tổ chức,thì quyền nộp đơn sáng chế,giải pháp hữu ích đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí,phương tiện vật chất cho tác giả;
  • Nếu sáng chế,giải pháp hữu ích được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác,và trong Hợp đồng không có thoả thuận nào khác,thì quyền nộp đơn sáng chế,giải pháp hữu ích hoặc kiểu dáng công nghiệp thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả.
  • Người nộp đơn sáng chế,giải pháp hữu ích có thể chuyển giao quyền nộp đơn,kể cả đơn đã nộp,cho cá nhân,pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

Điều kiện đăng ký quyền sáng chế:

  • Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký sáng chế:
  1. Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
  2. Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
  3. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký sáng chế đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
  4. Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:
  5. Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;
  6. Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;
  7. Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.
  • Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
  • Để được cấp Bằng bảo hộ độc quyền Sáng chế/ Giải pháp hữu ích phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có tính mới; Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Đăng ký bảo hộ sáng chế mới nhất, giải pháp hữu ích (Nguồn internet)

Đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích

Hồ sơ đăng ký

  • Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
  • Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
  • Yêu cầu bảo hộ (02 bản);
  • Các tài liệu có liên quan (nếu có);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  • Yêu cầu đăng ký sáng chế:

Sau khi hồ sơ đăng ký sáng chế được nộp vào Cục sở hữu trí tuệ, thời gian thẩm định đơn được diễn tiến như sau:

  • Thẩm định hình thức: Là việc kiểm tra sự tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không. Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký sáng chế được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở Hữu Công Nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Yêu cầu thẩm định nội dung: Đây là công đoạn chủ đơn phản hồi lại Cục sở hữu trí tuệ về yêu cầu thẩm định nội dung đơn, Sở hữu trí tuệ Toàn Cầu sẽ làm nhiệm vụ thông báo và hướng dẫn phản hồi các yêu cầu từ chủ đơn lên Cục SHTT.
  • Thẩm định nội dung: Là công đoạn đánh giá khả năng được bảo hộ của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ sáng chế (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp) và ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ sáng chế sau 18 tháng thẩm định.

Liên hệ đến chúng tôi để tư vấn pháp luật miễn phí.

Thông tin liên quan:

 Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam Việt Nam đang là thành viên của Hiệp ước Hợp tác về sáng chế, do đó Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ các đơn sáng chế tại Việt Nam. Hôm nay, Tư vấn Blue xin được giới thiệu thủ […]
Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, sáng chế được chia thành hai dạng tách biệt, bao gồm: sáng chế và giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ và vẫn còn nhầm lẫn giữa sáng […]
Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế Đăng ký bảo hộ sáng chế là công việc cực kỳ cần thiết, là cách duy nhất để xác lập quyền sở hữu và độc quyền đối với mỗi phát minh mới của con người. Đăng ký độc quyền sáng […]
Trình tự đăng ký bảo hộ sáng chế theo quy định luật sở hữu trí tuệ Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm thông qua hình thành một cơ cấu hoặc chất mới hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự […]
Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hà Tĩnh Bằng độc quyền sáng chế trao quyền hợp pháp cho doanh nghiệp, nhà sáng chế để loại trừ người khác sử dụng hay bắt chước một sáng chế đã được bảo hộ. Khi không được sự đồng ý của doanh […]