Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Hà Tĩnh

Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được gọi là “ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp ”. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp hai (2) lần, mỗi lần là 5 năm. Trong bài viết này Tư vấn  Blue xin tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Hà Tĩnh như sau:

Hình minh họa

Quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp

Quyền nộp kiểu dáng công nghiệp, trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả;
Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của Tổ chức, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả;

Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác, và trong Hợp đồng không có thỏa thuận nào khác, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả.

Người nộp đơn kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp được làm theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành (in 03 bộ). Vui lòng liên hệ trực tiếp Tư vấn Blue để được cung cấp mẫu tờ khai theo quy định.
  • Giấy uỷ quyền
  • Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp thể hiện được đầy đủ các góc nhìn của đối tượng cần đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp;
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (in 03 bộ);
  • Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, trong trường hợp trên kiểu dáng công nghiệp có chứa mẫu nhãn hiệu (01 bản). Cụ thể: Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động) (01 bản);
  • Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp xin hưởng quyền ưu tiên cần cung cấp thêm bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế (01 bản);
  • Các tài liệu cần phải nộp ngay khi nộp tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, tuy nhiên các tài liệu sau có thể nộp sau:
  • Giấy ủy quyền bản gốc có thể nộp sau trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, khi nộp đơn vẫn cần nộp bản phô tô giấy ủy quyền;
  • Một số tài liệu có thể nộp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nộp đơn như: Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó; Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố đơn.

Trình tự thực hiện:

Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

  • Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
  • Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ

Người có quyền khiếu nại:

  • Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;
  • Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.

Thủ tục khiếu nại:

  • Nội dung khiếu nại phải được thể hiện thành văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;
  • Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày ra Quyết định hoặc Thông báo. Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.
  • Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.
  • Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại.

Mọi vấn đề vướng mắc liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Hà Tĩnh, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Thông tin liên quan:
Nguyên nhân của những vụ tranh chấp bản quyền phần lớn là do thiếu hiểu biết SHTT Thời gian gần đây đã xảy ra không ít những vụ tranh chấp bản quyền âm nhạc giữa các ca sĩ, nhạc sĩ và những nhà làm phim. Tuy nhiên nguyên nhân của những vụ tranh chấp này đều do […]
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp 2019 Mỗi kiểu dáng công nghiệp mới được ra đời là kết quả của sự sáng tạo và là tài sản hết sức có giá trị nhưng đôi khi doanh nghiệp, chủ sở hữu lại bỏ qua bước đăng ký xác […]
Đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó. Tiến hành Thủ tục Đăng ký kiểu dáng công nghiệp […]
Trình tự đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm […]
Điều kiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo luật sở hữu trí tuệ Kiểu dáng công nghiệp là gì? Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc […]
zalo-icon
phone-icon