Đăng ký kinh doanh nhà hàng

Bạn có thể đăng ký kinh doanh nhà hàng theo mô hình hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn thủ tục mở nhà hàng và các giấy phép cần xin trước khi kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành. Bạn lưu ý cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho đơn vị cũng chính là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm của nhà hàng trong thực tế.

Hình minh họa

Điều kiện đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn

1. Thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật

  • Hộ kinh doanh đăng ký hoạt động theo ngành nghề: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.
  • Công ty đăng ký hoạt động theo ngành nghề kinh doanh: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Dịch vụ cung cấp đồ uống.
  • Công ty vốn nước ngoài đăng ký mục tiêu dự án: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống.

Như vậy các bạn lưu ý đăng ký đủ ngành nghề kinh doanh khi thực hiện thủ tục thành lập công ty. Trường hợp kiểm tra lĩnh vực hoạt động hiện có chưa có các ngành nghề luật sư liệt kê thì thay đổi đăng ký kinh doanh để bổ sung ngành nghề và địa điểm kinh doanh dự kiến mở nhà hàng vào giấy phép kinh doanh.

2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng

3. Hoàn thành thủ tục về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Hay thường gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm) trước khi kinh doanh

  • Đối với hộ kinh doanh cá thể thẩm quyền cấp phép thuộc UBND quận, huyện.
  • Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh nhà hàng có quy mô trên 200 suất ăn thì giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do chi cục an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố cấp.

4. Hoàn thành thủ tục xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá nếu có kinh doanh thêm các mặt hàng này.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ cá thể

Để tránh mất thời gian và bị trả hồ sơ vì thiếu giấy tờ, bước đầu tiên, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn, bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao (Photo công chứng) giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân tham gia vào hộ kinh doanh;
  • Bản sao (Photo công chứng) biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh;

Trình tự, thủ tục đăng ký

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn chỉ cần nộp hồ sơ ở UBND quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh. Theo biểu mức thu phí đăng ký hộ kinh doanh được quy định theo Thông tư số 176/2012/TT-BTC, mức phí bạn cần đóng là 100.000 đồng/lần.

Chỉ trong 3 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ sẽ có thông báo bằng văn bản để bạn kịp thời chỉnh sửa và bổ sung.

Bạn cũng có quyền khiếu nại, tố cáo nếu chưa nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc thông báo chỉnh sửa hồ sơ sau 3 ngày làm việc. Như vậy, thủ tục không hề khó khăn và thời gian làm việc cũng không quá dài, tất nhiên không ảnh hưởng đến tiến trình kinh doanh của bạn.

Thành lập công ty kinh doanh nhà hàng

Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;
  • Giấy uỷ quyền  (trong trường hợp lựa chọn dịch vụ của công ty).

Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư. Trong thời gian từ 03-05 ngày làm việc, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp.

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Khắc dấu và thông báo mẫu dấu

Theo quy định mới thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Tư vấn Blue hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Một số giấy tờ khác cần có để kinh doanh nhà hàng, quán ăn thuận lợi hơn

Kinh doanh trong lĩnh vực này, ngoài giấy phép kinh doanh, bạn cần thêm một số giấy tờ khác, cụ thể:

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là giấy tờ rất quan trọng để khách hàng tin tưởng chọn lựa nhà hàng, quán ăn của bạn. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản thuyết minh về tất cả cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo chất lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Giấy khám sức khỏe có đóng dấu xác nhận từ bệnh viện của chủ nhà hàng, quán ăn.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh và của người trực tiếp kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh, bạn học 1 buổi tại Trung tâm y tế dự phòng nơi đặt trụ sở kinh doanh. Giấy xác nhận có thời hạn 3 năm.

Sau đó, bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT. Trong vòng 15 ngày, nhà hàng, quán ăn của bạn sẽ được đại diện các cơ quan kiểm tra thực tế và cấp giấy chứng nhận. Nếu có điểm nào chưa đạt, họ sẽ phản hồi bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu (Dành cho những cửa hàng có bán rượu)

Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy

Bên cạnh đó, nhà hàng, quán ăn của bạn cũng cần tuân thủ các quy định về trật tự xã hội của địa phương, các quy định về chỗ gửi xe…

Mọi vấn đề vướng mắc về đăng ký kinh doanh nhà hàng, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn.

Thông tin liên quan:
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ […]
Quy định thành lập doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Cùng với sự phát triển của ngành du lịch với lượng khách du lịch quốc tế và trong nước ngày càng tăng, hiện nay ở nước ta ngày càng có nhiều khách sạn mới được xây dựng và đi vào […]
Quy định về ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư tại Hà Tĩnh Ký quỹ là biện pháp bảo đảm thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư. Trường hợp nào phải thực hiện ký quỹ khi thực hiện dự án đầu tư và những trường hợp nào nhà đầu tư không […]
Thành lập công ty nước ngoài kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tại Hà Tĩnh Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chịu sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhằm hỗ trợ thủ tục pháp lý về việc thành […]
Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài tại Hà Tĩnh Với những nỗ lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính cùng những cơ chế vượt trội, Hà Tĩnh đã và đang là “điểm đến” hấp dẫn, là “địa chỉ đỏ” cho các nhà đầu […]
zalo-icon
phone-icon