Thay đổi tên công ty là một sự kiện lớn của doanh nghiệp, kéo theo hàng loạt những thủ tục khác. Những việc cần phải lưu ý sau khi thay đổi tên doanh nghiệp là gì, mời quý vị theo dõi bài viết sau của Tư vấn Blue.
1.Chuẩn bị Hồ sơ Thông báo về việc thay đổi tên doanh nghiệp.
- Thông báo đổi tên doanh nghiệp (do người đại diện pháp luật ký);
- Quyết định bằng Văn bản về việc đổi tên doanh nghiệp của Hội đồng thành viên (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
- Bản sao biên bản họp về việc đổi tên doanh nghiệp của Hội đồng thành viên (có chữ ký của tất cả các thành viên dự họp). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
- Bản gốc Giấy CNĐKKD & Giấy CN ĐK Thuế/ Giấy CN ĐKKD & ĐK Thuế.
- Danh mục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).
- Quy định về bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng / Nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
2.Nộp Hồ sơ Thông báo về việc thay đổi tên doanh nghiệp.
- Nộp Hồ sơ đến Phòng ĐKKD nơi đã cấp Giấy CN ĐKDN.
- Khi nhận Thông báo, Phòng ĐKKD sẽ trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của Hồ sơ và cấp Giấy CN ĐKDN mới cho Doanh nghiệp nếu tên thay đổi của Doanh nghiệp phù hợp với quy định của luật hiện hành.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy CN ĐKDN mới, những thông tin về việc thay đổi tên doanh nghiệp phải được Thông báo công khai trên Cổng Thông tin Quốc gia về ĐKDN.
Lưu ý: - Công tác thay đổi tên của công ty/ doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của công ty/ doanh nghiệp.
- Tên mới của doanh nghiệp cũng phải tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Thời hạn đăng ký thay đổi là 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Sau khi đã hoàn thành thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
Sau khi hoàn thành thủ tục thay đổi tên Doanh nghiệp, Doanh nghiệp cần phải tiến hành công bố thông tin thay đổi trên Cổng thông tin quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi.
Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: Khi doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh sẽ được cấp Giấy chứng nhận riêng.
Khác Giấy CNĐKDN trước đây: Thông tin của địa điểm kinh doanh sẽ được cấp cùng trên Giấy CNĐKDN.
Con dấu pháp nhân của Doanh nghiệp:
Theo quy định từ ngày 01/07/2015, Doanh nghiệp không còn có Giấy chứng nhận Mẫu dấu do Cơ quan Công an cấp như trước đây.
Thay vào đó, Doanh nghiệp được quyền tự chọn mẫu dấu và số lượng con dấu.
Vì nội dung con dấu của doanh nghiệp phải thể hiện hai thông tin:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp.
Nên sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp.
Trường hợp Doanh nghiệp có lựa chọn sử dụng nhiều con dấu thì các con dấu của Doanh nghiệp cần phải được khắc với nội dung và hình thức đồng nhất.
Doanh nghiệp cũng không phải hủy con dấu cũ. Tuy nhiên, phải thực hiện thêm thủ tục đăng ký mẫu dấu và công bố mẫu dấu lên Cổng Thông tin Quốc gia về ĐKDN.
Sau đó Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận công bố mẫu dấu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp lưu ý giữ lại Giấy công bố mẫu dấu để xuất trình khi thựcc hiện thủ tục tại ngân hàng hoặc các đơn vị khác.
Công tác in hóa đơn VAT của Doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp phải có hóa đơn VAT thì sau khi thay đổi tên doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi hóa đơn VAT vì trong hóa đơn bắt buộc phải có tên của Doanh nghiệp.
Do đó, Doanh nghiệp cần tiến hành Thông báo việc thay đổi với cơ quan có liên quan.
Các cơ quan có liên quan bao gồm: Thuế, Ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành…
Sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, các tài sản đăng ký sở hữu bởi công ty cũng cần phải thay đổi lại theo tên mới.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được đội ngũ luật sư tư vấn miễn phí.
- Những việc cần lưu ý sau khi thay đổi tên doanh nghiệp