Thắc mắc vấn đề bản quyền trong việc góp ý dự thảo Luật thư viện

Tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thư viện, nhiều ý kiến tập trung bàn bạc vấn đề liên quan đến bản quyền và sở hữu trí tuệ. Đây cũng đang là vấn đề gây băn khoăn và nhiều tranh cãi.

Hình minh họa

Mới đây, Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thư viện đã được diễn ra. Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng dự thảo Luật cần đảm bảo sự hợp lí xuyên suốt, tránh chồng chéo, mâu thuẫn giữa các điều, khoản. Trong đó, nhiều ý kiến tập trung bàn bạc vấn đề liên quan đến bản quyền và sở hữu trí tuệ.

Hội thảo góp ý lần này có sự tham dự của các chuyên gia ngành thông tin – thư viện, hệ thống thư viện của các cơ quan, đơn vị, thư viện trường học, thư viện quận, huyện trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, đi vào cụ thể, các đại biểu đề nghị cần làm rõ các khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành; yêu cầu cần kết cấu lại một số chương, điều, khoản cho phù hợp hơn; bổ sung, chỉnh lý các tên chương, điều, khoản; làm rõ việc phân loại thư viện.

Đáng chú ý, các đại biểu cho rằng dự thảo Luật Thư viện cần lưu ý những nội dung liên quan đến bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ. “Khi quy định ở luật này, cần có sự đồng bộ với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các luật liên quan, để khi thư viện liên thông với nhau về mặt tài nguyên thông tin, đảm bảo không vi phạm, nhưng đồng thời các đơn vị có thể mạnh dạn sử dụng nguồn tài nguyên hiện có của mình để liên thông, chia sẻ thông tin với nhau, đảm bảo quyền lợi người đọc…”, đại diện thư viện một trường đại học cho hay.
Băn khoăn vấn đề bản quyền trong việc góp ý dự thảo Luật thư viện
Theo bà Huỳnh Thị Hạnh Thuần, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, vấn đề liên thông, chia sẻ tài nguyên thông tin, liên kết dữ liệu,… hiện nay chưa có quy định về sở hữu trí tuệ và quyền tác giả, do đó hoạt động này gặp nhiều khó khăn. Theo đó, trong các tài nguyên hiện có, có những tài liệu cần giải quyết về vấn đề sở hữu trí tuệ, về bản quyền, nhưng hiện nay các đơn vị đang gặp khó khăn trong việc đăng ký bản quyền, đăng ký sở hữu trí tuệ do các quy định về thủ tục chưa rõ hoặc khó thực hiện. Do vậy, các thư viện có nguồn tài liệu nhưng chỉ được sử dụng trong một giới hạn và không được cung cấp rộng rãi, điều này gây thiệt thòi cho người sử dụng vì không được tiếp cận với nguồn tài liệu có giá trị.

Trước đó, nói về vấn đề vi phạm bản quyền, ông Phạm Văn Dũng, Phó Chánh Thanh tra Sở VHTT TP.HCM cho hay, hiện nay tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng đang tiếp tục gia tăng, gây ra những hậu quả xấu đối với xã hội, việc thực thi các quyền liên quan trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) là cần thiết, tuy nhiên nếu thực thi quá chặt chẽ và đầy đủ các điều ước quốc tế thì sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp trong nước lâm vào tình cảnh khó khăn, công chúng không được hưởng các tác phẩm văn học nghệ thuật hợp túi tiền.

“Công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân, không chỉ về nhận thức pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng tác phẩm âm nhạc còn hạn chế, mà còn do sự thiếu ý thức chấp hành pháp luật trong việc thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan dẫn tới nhiều nguy cơ tiềm ẩn tranh chấp có thể xảy ra”, ông Dũng nói.

Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bùi Nguyên Hùng cũng cho biết, các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định CPTPP có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam. Xã hội càng phát triển thì vấn đề pháp luật quy định cần phải tuyệt đối tuân thủ, dần dần yêu cầu thực thi càng cao hơn. “Chúng ta đã qua rà soát rất nhiều, đặc biệt là trong hội nhập WTO, CPTPP và sắp tới đây sẽ sửa đổi cho các quy định nhất quán hơn. Chúng tôi khẳng định là pháp luật Việt Nam hiện nay tương đối đủ để chúng ta thực hiện, nên những quy định gì hiện đang triển khai thực hiện là đang tuân thủ theo luật, đúng cam kết quốc tế. Chỉ có điều có những quy định chung chung hoặc chưa rõ, việc này cần được cập nhật sửa đổi để làm rõ hơn”, ông Hùng khẳng định.

Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả cũng cho biết, Cục đang bắt tay vào triển khai và sẽ sửa đổi phần bản quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục lấy ý kiến tại các tỉnh, các khu vực, làm sao để thực thi các cam kết của WTO và CPTPP cao hơn. Tới đây khi nào dự báo thì chúng ta sẽ có lộ trình tiếp theo, dự báo nào có lợi cho Việt Nam thì sẽ triển khai ngay, còn dự báo nào cao hơn thực tế tại Việt Nam mà chúng ta chưa thể thực thi được thì chưa quy định”, ông Hùng nói.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên quan:
Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát tại Hà Tĩnh Mỗi ca khúc là tâm huyết của người nghệ sĩ phải thai nghén vất vả trong một thời gian khá dài. Không chỉ mang lại ý nghĩa to lớn ghi nhận quá trình sáng tạo, ca khúc còn mang lại […]
Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc 2019 Tác phẩm âm nhạc là sản phẩm trí tuệ, tâm huyết, đứa con tinh thần của các nhạc sĩ. Tác phẩm âm nhạc có khá nhiều thể loại khác nhau và về nguyên tắc chúng đều có thể đăng ký bảo […]
Khái quát về quyền tác giả Quyền tác giả không được xác lập dựa trên cơ sở đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Theo pháp luật sở hữu trí tuệ, tác phẩm dù đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả thì vẫn được […]
Đăng ký bản quyền ý tưởng Bạn đã từng nghe thấy đăng ký bản quyền ý tưởng hay chưa? Vậy đăng ký bản quyền ý tưởng là gì? Tư vấn Blue sẽ giải đáp cho quý vị trong bài viết hôm nay. 1. Sự cần thiết của đăng ký […]
Hướng dẫn trình tự đăng ký bảo hộ quyền tác giả Đăng ký bản quyền tại Cục bản quyền tác giả. Khi tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có nhu cầu đăng ký bản quyền logo, bản quyền phần mềm, bản quyền thương hiệu, Tư vấn Blue sẵn sàng hỗ trợ […]
zalo-icon
phone-icon