Hướng dẫn trình tự đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Đăng ký bản quyền tại Cục bản quyền tác giả. Khi tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có nhu cầu đăng ký bản quyền logo, bản quyền phần mềm, bản quyền thương hiệu, Tư vấn Blue sẵn sàng hỗ trợ khách hàng đăng ký sở hữu trí tuệ. Trong bài viết này chúng tôi xin hướng dẫn trình tự đăng ký bảo hộ quyền tác giả như sau:

Hình minh họa

Chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ:

Tổ chức, cá nhân được đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm: (1) Người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm; (2) Chủ sở hữu quyền tác giả: tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ sáng tác cho tác giả là người thuộc tổ chức mình/thông qua giao kết hợp đồng; được thừa kế hoặc được chuyển giao quyền.

Đối với quyền liên quan, tổ chức cá nhân được bảo hộ quyền liên quan gồm có:

“1. Diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).

2. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).

4. Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng)” (Điều 16 Luật Sở hữu tri tuệ).

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả; Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và Tổ chức phát sóng đăng ký quyền liên quan sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

2. 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

3. Giấy uỷ quyền cho đơn vị đại diện (nếu có);

4. Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

5. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

6. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm 3, 4, 5 và 6 phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ, người nộp hồ sơ nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội, trường hợp ở tp.Hồ Chí Minh hoặc tp.Đà Nẵng, có thể nộp hồ sơ tại Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả hoặc Sở văn hóa, thể thao và du lịch tại các tỉnh, thành phố khác.

Khi đó, những cơ quan nêu trên sẽ tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Mọi vấn đề vướng mắc cần hướng dẫn trình tự đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được chuyên viên hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Thông tin liên quan:
Thắc mắc vấn đề bản quyền trong việc góp ý dự thảo Luật thư viện Tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thư viện, nhiều ý kiến tập trung bàn bạc vấn đề liên quan đến bản quyền và sở hữu trí tuệ. Đây cũng đang là vấn đề gây băn khoăn và nhiều […]
Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát tại Hà Tĩnh Mỗi ca khúc là tâm huyết của người nghệ sĩ phải thai nghén vất vả trong một thời gian khá dài. Không chỉ mang lại ý nghĩa to lớn ghi nhận quá trình sáng tạo, ca khúc còn mang lại […]
Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc 2019 Tác phẩm âm nhạc là sản phẩm trí tuệ, tâm huyết, đứa con tinh thần của các nhạc sĩ. Tác phẩm âm nhạc có khá nhiều thể loại khác nhau và về nguyên tắc chúng đều có thể đăng ký bảo […]
Khái quát về quyền tác giả Quyền tác giả không được xác lập dựa trên cơ sở đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Theo pháp luật sở hữu trí tuệ, tác phẩm dù đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả thì vẫn được […]
Đăng ký bản quyền ý tưởng Bạn đã từng nghe thấy đăng ký bản quyền ý tưởng hay chưa? Vậy đăng ký bản quyền ý tưởng là gì? Tư vấn Blue sẽ giải đáp cho quý vị trong bài viết hôm nay. 1. Sự cần thiết của đăng ký […]
zalo-icon
phone-icon