Nguyên nhân của những vụ tranh chấp bản quyền phần lớn là do thiếu hiểu biết SHTT

Thời gian gần đây đã xảy ra không ít những vụ tranh chấp bản quyền âm nhạc giữa các ca sĩ, nhạc sĩ và những nhà làm phim. Tuy nhiên nguyên nhân của những vụ tranh chấp này đều do sự thiếu hiểu biết về luật sở hữu trí tuệ.

Hình minh họa

Mới đây, vụ vi phạm bản quyền âm nhạc của bộ phim Ngôi nhà bươm bướm đang gây nhiều sự chú ý và vẫn chưa đi đến hồi kết. Mồi lửa đầu tiên bắt nguồn từ khi ca sĩ Noo Phước Thịnh đăng dòng trạng thái khá dài lên trang cá nhân để thể hiện sự bức xúc về bộ phim “Ngôi nhà bươm bướm” của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh vì đã sử dụng ca khúc “Mãi mãi bên nhau” (sáng tác Đỗ Hiếu) của anh mà không xin phép.

Noo Phước Thịnh cho rằng hành động đó là “thiếu chuyên nghiệp về bản quyền, thiếu tôn trọng nghệ sĩ” và quyết định kêu gọi tẩy chay phim “Ngôi nhà bươm bướm”.

“Hiện tại, làng giải trí của Việt Nam chúng ta ngày càng phát triển, đồng nghĩa vấn đề bản quyền cũng được nâng cao. Tuy nhiên, việc ê-kíp thực hiện được một bộ phim ra rạp đàng hoàng như thế lại làm việc thiếu chuyên nghiệp về bản quyền, thiếu tôn trọng nghệ sĩ… thì thật sự đây là một hành động không chấp nhận được”, anh nhấn mạnh.
Không dừng lại ở đó, luật sư đại diện của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong và Thu Minh cũng đã gửi thông cáo về vụ việc ê-kíp sản xuất phim Ngôi nhà bươm bướm sử dụng 2 ca khúc Taxi và Đường cong không xin phép. Luật sư nhấn mạnh đoàn phim vi phạm Luật sở hữu trí tuệ, xâm phạm quyền độc quyền của chủ sở hữu…Hành vi thứ nhất chính là việc sử dụng trái phép ‘bản ghi âm’ bài hát Taxi: Phía NSX bộ phim đã sử dụng bản ghi âm ca khúc Taxi mà không xin phép, phía NSX bộ phim sử dụng mà không trả phí (tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất), phía NSX bộ phim xâm phạm ‘quyền độc quyền’ của chủ sở hữu.

Thực tế, phía NSX đã xin phép và trả phí tác quyền qua Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam(VCPMC). VCPMC ‘bảo vệ quyền tác giả’ tức là các quyền của tác giả đối với tác phẩm, chứ không ‘bảo vệ quyền liên quan’, là các quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất. Ở Việt Nam, đối với bản ghi âm, các nghệ sĩ thường ủy quyền cho Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV). Hiện nay đoàn phim đã thừa nhận hành vi vi phạm đối với ca khúc Taxi.

Hành vi thứ hai là việc sử dụng ca khúc Đường cong trái phép, sai với mục đích cấp phép ban đầu và vi phạm quyền của tác giả Nguyễn Hải Phong đối với tác phẩm. Hiện nay, phía NSX phim không thừa nhận hành vi vi phạm đối với ca khúc Đường cong. Luật sư đại diện của đoàn phim khẳng định họ chỉ vi phạm đối với ca khúc Taxi. Tuy nhiên, luật sư bên phía Nguyễn Hải Phong và Thu Minh có đủ cơ sở để khẳng định đoàn phim vi phạm quyền tác giả đối với ca khúc Đường cong.

Về trách nhiệm hành chính, theo quy định của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan, NSX phim Ngôi nhà bươm bướm có thể phải chịu nhiều mức phạt hành chính một lúc. Tổng mức phạt hành chính mà NSX phim này phải chịu có thể lên tới gần 100 triệu đồng.

Về khả năng hình sự, bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) cũng đã quy định rõ tại Điều 225 ‘Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan’.

Được biết, ngay sau khi nhận được thông tin từ phía các ca sĩ, phía nhà sản xuất phim “Ngôi nhà bươm bướm” đã có cuộc họp gấp ngay trong ngày để giải quyết vấn đề.

Đại diện đoàn phim thông báo, theo quy trình, phía nhà sản xuất đã làm việc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam – chi nhánh phía Nam, thông qua Hợp đồng sử dụng quyền tác giả âm nhạc, số 2588/2018/HDQTGAN-PN/MR, ký ngày 6/11/2018, để mua bản quyền sáng tác cho các ca khúc: Mãi Mãi Bên Nhau, Taxi, Đường Cong, Nỗi Lòng.

Trong đó, thời lượng sử dụng tác phẩm làm bài hát phụ trong phân đoạn, tối đa là 4 phút 30 giây/ 1 bài.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất phim, ekip đã nhầm lẫn giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Thay vì liên hệ các ca sĩ và producer để mua quyền sử dụng các bản thu thì ekip lại đến Trung Tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) để mua quyền tác giả.

Đại diện nhà sản xuất “Ngôi Nhà Bươm Bướm” khẳng định: “Đây là lỗi sai hoàn toàn từ chính ê-kíp làm phim chúng tôi khi đã sử dụng bản thu của các ca sĩ mà chưa có sự đồng ý từ phía ê-kíp của các nghệ sĩ.

Như vậy có thể thấy hà sản xuất phim Ngôi nhà bươm bướm lẽ ra chỉ cần dành ít thời gian tìm hiểu kỹ hơn về luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) hẳn đã không phải rơi vào tình huống bị kiện tụng từ nhạc sĩ, ca sĩ. Ê kíp phim vẫn nghĩ họ sử dụng sản phẩm âm nhạc (bản thu âm ca khúc Mãi mãi bên nhau của Noo Phước Thịnh và Taxi, Đường cong của Thu Minh) chỉ cần xin phép tác giả ca khúc thông qua VCPMC. Dù đã đóng 66 triệu cho VCPMC, nhưng Ngôi nhà bươm bướm đã vi phạm quy định về quyền liên quan trong phần quyền tác giả của luật SHTT. Nếu hiểu hơn về luật và liên hệ đàm phán cùng ca sĩ, nhạc sĩ thì nhà sản xuất không phải mất hàng trăm triệu đồng để gỡ bỏ nhạc, chỉnh sửa lại phim đã phát hành toàn quốc; xin lỗi ca sĩ, nhạc sĩ hay đứng trước nguy cơ đền bù 500 triệu đồng cho ca sĩ Noo Phước Thịnh theo văn bản yêu cầu.

Trước đây, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cũng từng cầu cứu VCPMC nhờ khiếu nại trường hợp bài Nhật ký của mẹ của anh được sử dụng trong phim Quỳnh Búp bê (tập 19) mà không ai đả động gì đến nhạc sĩ. Sau khi nhận thông tin, đơn vị làm phim (VFC – Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN) đã có văn bản xin lỗi nhạc sĩ. Cũng theo văn bản từ VCPMC gửi VFC, phim Quỳnh Búp bê còn có bài Nối vòng tay lớn được sử dụng (tập 19) mà nhà sản xuất “quên” xin phép. Phim Cả một đời ân oán có bài Gọi nắng (tập 64), Tuổi đá buồn (tập 65)…, ê kíp cũng “quên” bản quyền.

Chia sẻ với báo chí về vấn đề này, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Tổng giám đốc VCPMC, cho rằng: “Trước khi sử dụng bài hát làm nhạc phim cần tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi tắt là quyền liên quan). Trường hợp sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc: Theo khoản 3, điều 20 luật SHTT, nhà sản xuất cần phải xin phép, trả tiền nhuận bút cho tác giả, đồng tác giả, những người sáng tạo ra tác phẩm… Nếu tác giả đã ký ủy quyền để VCPMC quản lý, cấp phép thì liên hệ VCPMC thực hiện. Trường hợp sử dụng tác phẩm âm nhạc thông qua bản ghi âm, ghi hình: Ngoài việc thực hiện quy định về quyền tác giả theo điều 20 luật SHTT, tương ứng với mỗi sản phẩm âm nhạc và hình thức sử dụng, còn cần phải tìm hiểu để thực hiện nghĩa vụ theo điều 29 (quyền của người biểu diễn), điều 30 (quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình), điều 31 (quyền của tổ chức phát sóng) trong việc xin phép và trả tiền thù lao, quyền lợi vật chất cho chủ sở hữu các quyền liên quan”.

Để nhận được những tin tức  mới cập nhật, quý khách vui lòng liên hệ trang web của Tư vấn Blue.

Thông tin liên quan:
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp 2019 Mỗi kiểu dáng công nghiệp mới được ra đời là kết quả của sự sáng tạo và là tài sản hết sức có giá trị nhưng đôi khi doanh nghiệp, chủ sở hữu lại bỏ qua bước đăng ký xác […]
Đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó. Tiến hành Thủ tục Đăng ký kiểu dáng công nghiệp […]
Trình tự đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm […]
Điều kiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo luật sở hữu trí tuệ Kiểu dáng công nghiệp là gì? Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc […]
Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định mới nhất Vì sao phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp? Cũng như vai trò quan trọng của nhãn hiệu (thương hiệu, logo) và bản quyền, kiểu dáng công nghiệp chính là một trong những đối tượng bảo hộ cho […]
zalo-icon
phone-icon