Thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất nông sản tại Hà Tĩnh

Kinh doanh nông sản hiện nay nổi lên như một xu hướng mới, Mối quan ngại của mọi người hiện nay đó chính là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, giá thành của rau, củ, quả đang ngày leo thang làm người tiêu dùng phải đau đầu mỗi khi đi chợ. Vậy để giải quyết được vấn đề đó nhiều chủ đầu tư đã thành lập nên các doanh nghiệp sản xuất nông sản để cung cấp những sản phẩm tươi ngon đến mọi người  Vậy thủ tục thành lập kinh doanh nông sản ở Hà Tĩnh cần những thủ tục gì, hãy cùng Tư vấn Blue tìm hiểu nhé.

Hình minh họa

Bước 1: Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Đầu tiên, chủ thể kinh doanh cần xác định loại hình doanh nghiệp mà mình hướng tới là gì. Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp phổ ở Việt Nam gồm Công ty TNHH một thành viên, loại hình này áp dụng cho một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu; Công ty TNHH hai thành viên trở lên giới hạn thành viên từ 2- 50 người; Công ty cổ phần yêu cầu tối thiểu 3 thành viên không giới hạn tối đa.

Tiếp theo, chủ thể cần lựa chọn tên công ty, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thông tin các thành viên/cổ đông sáng lập.
Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
  • Văn bản ủy quyền cho Tư vấn Blue thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Nôp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Cơ quan tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư

Thời hạn giải quyết: 04-06 ngày làm việc

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi hồ sơ được chấp thuận, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế.

Tiếp theo, doanh nghiệp cần thực hiện những thủ tục sau:

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định
Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu dấu
Bước 4: Thực hiện những thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

  • Treo biển tại trụ sở công ty
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
  • Kê khai và nộp thuế môn bài
  • In và đặt in hóa đơn
  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản thì có một số lưu ý như sau:

Đối với trường hợp xuất khẩu nông sản (trừ mặt hàng Gạo phải xin giấy phép) thì Công ty làm thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thương mại thông thường. Ngoài ra Công ty cần liên hệ với đối tác nhập khẩu để biết thêm các yêu cầu của nước nhập khẩu đối với mặt hàng xuất khẩu của công ty.
Về thủ tục, hồ xuất khẩu được thực hiện theo Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trên đây là tư vấn của Tư vấn Blue. Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên quan:
Thủ tục chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên Loại hình doanh nghiệp được doanh nghiệp lựa chọn ngay khi đăng ký kinh doanh. Một thời gian sau quá trình hoạt động, để phù hợp hơn với mục đích kinh doanh của công ty nhiều doanh nghiệp đã lựa […]
Thủ tục chuyển đổi loại hình công ty TNHH 2 thành viên thành công ty cổ phần Khi công ty có chiến lược kinh doanh mới, thay đổi nguồn vốn hay thành viên trong công ty thì việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH sang công ty cổ phần cho phù hợp là […]
Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH một thành viên Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách […]
Quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp đó. Trong trường hợp doanh nghiệp không còn đủ […]
Chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên sang công ty cổ phần tại Hà Tĩnh Khi doanh nghiệp  chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần thì phải chuẩn bị những hồ sơ gì, thủ tục chuyển đổi gồm những gì? Có phải đổi dấu […]
zalo-icon
phone-icon