Thủ tục bán nhà Việt Nam của người thừa kế nước ngoài

Trường hợp người nước ngoài được thừa kế nhà tại Việt Nam không phải là hiếm. Nếu có nhu cầu, thủ tục bán nhà được thực hiện như thế nào? Tư vấn Blue xin được giới thiệu với quý bạn như sau.

Hình minh họa

Theo quy định tại Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì:

“1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, theo quy định trên thì người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở thông qua nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài thuộc nhóm đối tượng không được sở hữu nhà ở thì họ chỉ có thể được nhận giá trị của di sản thừa kế.

Thủ tục mua bán nhà ở tại Việt Nam
Hồ sơ thực hiện mua bán nhà đất
– Hồ sơ yêu cầu công chứng: 01 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng cho tổ chức công chứng bao gồm:

+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;

+ Dự thảo hợp đồng (nếu có);

+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân;

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.

– Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm:

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu của hai bên

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng nhà đất
Bước 1: Hai bên ký vào bản hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng cấp quận/huyện nơi có đất.

Hồ sơ chuẩn bị gồm có:

– Giấy chứng nhận chủ quyền và các giấy tờ liên quan khác.

– Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn của bên mua và bên bán đất.

– Giấy ủy quyền (nếu có).

Bước 2: Người cần mua nhà đất nộp hồ sơ kê khai và đóng lệ phí trước bạ tại Chi cục thuế cấp quận, huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Hoàn thiện nghĩa vụ nộp thuế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 3: Bên mua hoặc bên bán nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của UBND cấp quận/huyện. Trường hợp, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất thì trong hồ sơ có gửi kèm bản vẽ sơ đồ diện tích đất, nhà ở đã được thẩm tra bởi UBND cấp tỉnh.

Bước 4: Căn cứ vào hồ sơ nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, họ sẽ tiến hành kiểm tra, so sánh với thực tế và gửi thông tin cho cơ quan thuế để xác định những nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bước 5: Khi nhận được thông tin từ cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Bước 6: Bước cuối cùng trong thủ tục mua bán nhà đất là người nắm quyền chủ sở hữu mảnh đất phải nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất ở để nhận GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Lệ phí, thuế phải nộp khi mua bán nhà đất
Thẩm quyền thu: Cơ quan thuế

Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ sử dụng đất đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.

Lệ phí:

+ Lệ phí trước bạ = 0,5 % x Khung giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.

+ Thuế thu nhập cá nhân: Có hai phương pháp tính sau đây:

Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán – giá mua)

Cách 2: Áp dụng khi không xác định được giá mua (thông thường cơ quan thuế áp dụng phương pháp này)

Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên quan:
Nguyên nhân các chung cư có thời hạn vắng bóng Theo các chuyên gia, thay vì sở hữu vĩnh viễn đang là thực trạng tại các chung cư hiện nay, việc quy định thời hạn sử dụng chung cư (50-70 năm) vừa giúp giá chung cư rẻ và việc sửa […]
Hạn chế rủi ro khi mua chung cư đang xây dựng Nhiều người dân có xu hướng chọn mua những chung cư đang xây dựng để có mức giá thấp. Mua chung cư đang xây dựng là mua bất động sản hình thành trong tương lai nên tiềm ẩn những rủi […]
Điều kiện mua bán chung cư Chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây, căn hộ chung cư chiếm tỷ trọng 24,6% tổng số nhà ở xây dựng mới (trong khi tỷ lệ này ở các giai đoạn trước đây chỉ chiếm từ 3-10%). Hiện nay, […]
Quy định của Pháp luật về nhà ở xã hội Nhà ở xã hội là nhà thuộc sở hữu và thuộc sự quản lý nhà nước. Mục đích là cung cấp thêm các căn hộ giá rẻ hơn thị trường (nhà ở thương mại) để giải quyết nhu cầu nhà […]
Điều kiện, thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở Hà Tĩnh theo quy định năm 2019 Bạn đang muốn xây nhà và đang thắc mắc có phải xin giấp phép xây dựng ở Hà Tĩnh? Bài viết này của Tư vấn Blue sẽ giải đáp chi tiết vấn đề của bạn. Cơ sở pháp lý: Luật xây […]
zalo-icon
phone-icon