Chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh

Thành viên công ty hợp danh gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Tư vấn Blue xin được giới thiệu  các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh của 2 loại thành viên này.

Hình minh họa

Thứ nhất, chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định cụ thể các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của công ty hợp danh tại điều 180, cụ thể như sau:

“1. Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;

b) Đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

c) Bị khai trừ khỏi công ty;

d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định”.

Như vậy, tư cách thành viên hợp danh của công ty hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

-Tự nguyện rút vốn khỏi công ty. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua. Như vậy, việc rút vốn của thành viên công ty hợp danh khá khó khăn, thể hiện sự ràng buộc chặt chẽ giữa các thành viên trong công ty;

-Đã chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng;

-Bị khai trừ khỏi công ty, nếu: (i) Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã cóyêu cầu lần thứ hai; (ii) Vi phạm quy định về các trường hợp hạn chế quyền của thành viên hợp danh; (iii) Tyến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác; (iv) Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh;

– Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh khi không góp vốn hoặc tyến hành kinh doanh không trung thực, người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.

Trường hợpchấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.

Thứ hai, chấm dứt tư cách thành viên góp vốn
Tư cách thành viên góp vốn của công ty hợp danh chấm dứt khi:

(i) Thành viên là cá nhân chết, mất tích; thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản;

(ii) Thành viên chưa góp vốn vào công ty cho đến hết thời hạn cam kết góp ghi trong Điều lệ công ty;

(iii) Thành viên chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác;

(iv) Thành viên bị khai trừ khỏi công ty. Các trường hợp này tương tự như các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên công ty TNHH hay cổ đông CTCP, vì các chủ thể này đều chịu TNHH.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên quan:
Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty 2019 tại Hà Tĩnh Trong quá trình kinh doanh để có thể mở rộng  quy mô kinh doanh, công ty sẽ phải tiến hành thủ tục tăng  vốn điều lệ công ty. Tư vấn Blue hân hạnh cung cấp dịch vụ tư vấn tăng vốn […]
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật với cơ quan thuế Bạn là doanh nghiệp đang muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật với cơ quan thuế nhưng chưa biết các thủ tục với cơ quan thuế? Tư vấn Blue sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn trong bài viết […]
Thủ tục giải thể công ty với cơ quan thuế Hiện tại với quy trình liên thông một cửa, khi thành lập doanh nghiệp, sở KHĐT là nơi cấp phép và cơ quan thuế là đơn vị hậu kiểm mọi hoạt động của doanh nghiệp.  Vậy thủ tục giải thể […]
Thủ tục thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần Do có yếu tố nước ngoài nên cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc quản lý chặt chẽ khi các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần. […]
Một số lưu ý khi tăng vốn điều lệ Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng […]
zalo-icon
phone-icon