Quyền tác giả không được xác lập dựa trên cơ sở đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Theo pháp luật sở hữu trí tuệ, tác phẩm dù đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả thì vẫn được bảo hộ như nhau. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả vẫn rất cần thiết trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt khi xảy ra tranh chấp. Hãy cùng Tư vấn Blue tìm hiểu về quyền tác giả nhé.
Các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật đều được tạo nên bởi trí óc của con người. Để tạo ra những thành quả đó thì tác giả phải đầu tư, nỗ lực rất nhiều về trí tuệ, thời gian và tài chính. Do đó, mọi hành vi sử dụng tác phẩm đều phải có sự cho phép của chủ sở hữu và phải trả tiền cho hành vi sử dụng đó, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả là cơ sở pháp lý chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm.
Việc bảo hộ quyền tác giả đem lại lợi ích về vật chất và tinh thần cho tác giả, từ đó tạo nền tảng thúc đẩy, khuyến khích sự sáng tạo của con người. Việc khai thác tác phẩm mang đến sự động viên về tinh thần và giá trị vật chất, bù đắp cho công sức và chi phí bỏ ra để tạo nên tác phẩm đó. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản
Quyền nhân thân
Gồm các quyền: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với tác phẩm mà mình sáng tạo gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung của tác phẩm.
Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền nhân thân đối với tác phẩm gồm: công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thảo thuận khác; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thoả thuận khác (Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, Điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).
Quyền tài sản
Bao gồm:
Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền như được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, truyển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê; được nhận giải thuởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả gồm: được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê (Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, Điều 23 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).
Vai trò của các sản phẩm trí tuệ trong cuộc sống không ngừng gia tăng, cùng với đó, nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng được nâng cao. Các chủ thể đã tích cực sử dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có việc đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu bạn có nhu cầu đăng ký quyền tác giả, hãy liên hệ với Tư vấn Blue để được hỗ trợ.
- Khái quát về quyền tác giả