Những lưu ý khi đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có phương án kinh doanh lữ hành, phải có chương trình du lịch cho khách du lịch, người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành phải có thời gian nhất định hoạt động trong lĩnh vực. Đối với lữ hành quốc tế phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp, có tiền ký quỹ tại ngân hàng là (inbound, outbound) 250 triệu, 500 triệu, và một số điều kiện khác… Trong bài viết này Tư vấn Blue xin chia sẻ những lưu ý khi đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa như sau:

Hình minh họa

Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

Căn cứ Nghị định 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Điều 14. Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ

1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

3. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Lưu ý về đối tượng được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Như vậy nếu không có quy định khác trong điều ước quốc tế thì chỉ doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước mới được phép kinh doanh lữ hành nội địa.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;

Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;

Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho Sở Du lịch trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;

Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;

Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;

Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;

Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;

Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;

Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa.
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;(nội dung này được hướng dẫn bởi Điểm d Khoản 2 Điều 18 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL)
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Dịch vụ tư vấn cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty Tư vấn Blue

  • Tư vấn điều kiện đăng ký cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin để hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Soạn thảo hồ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
  • Nhận và giao lại cho khách hàng giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.
  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam.

Mọi vấn đề vướng mắc về những lưu ý khi đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn  miễn phí.

Thông tin liên quan:
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ […]
Quy định thành lập doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Cùng với sự phát triển của ngành du lịch với lượng khách du lịch quốc tế và trong nước ngày càng tăng, hiện nay ở nước ta ngày càng có nhiều khách sạn mới được xây dựng và đi vào […]
Quy định về ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư tại Hà Tĩnh Ký quỹ là biện pháp bảo đảm thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư. Trường hợp nào phải thực hiện ký quỹ khi thực hiện dự án đầu tư và những trường hợp nào nhà đầu tư không […]
Thành lập công ty nước ngoài kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tại Hà Tĩnh Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chịu sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhằm hỗ trợ thủ tục pháp lý về việc thành […]
Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài tại Hà Tĩnh Với những nỗ lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính cùng những cơ chế vượt trội, Hà Tĩnh đã và đang là “điểm đến” hấp dẫn, là “địa chỉ đỏ” cho các nhà đầu […]
zalo-icon
phone-icon