Quy định về chuyển nhượng nhãn hiệu

Chuyển nhượng nhãn hiệu là hình thức đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ để chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Mời các bạn cùng với Tư vấn Blue tìm hiểu về Quy định chuyển nhượng nhãn hiệu

Hình minh họa

Trước hết hãy tìm hiểu khái quát về Nhãn hiệu
Theo quy định tại điều 4 Luật SHTT 2005

“Điều 4 Luật SHTT 2005
Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác”.

Có thể hiểu “Nhãn hiệu” là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

Bao gồm có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Với chức năng của công cụ marketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây, hầu hết các nước trên thế giới đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt của các tổ chức, cá nhân, nhãn hiệu hàng hóa tạo ra của tiền bạc, nâng cao sự uy tín, tên tuổi của tổ chức, cá nhân được vươn xa ra tầm quốc tế. Vậy nên tạo ra một nhãn hiệu độc quyền là rất quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân. Chính vì vậy, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là quyết định đứng đắn của các tổ chức, cá nhân.

Chuyển nhượng nhãn hiệu là hình thức đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ để chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Điều kiện chung đối với nhãn hiệu chuyển nhượng

Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu và quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc, tên thương mại hoặc các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Nội dung của Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng
  • Số văn bằng nhãn hiệu chuyển nhượng
  • Căn cứ chuyển nhượng
  • Giá chuyển nhượng
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;

Thời gian chuyển nhượng nhãn hiệu

Theo thông tư của luật sở hữu trí tuệ thì khoảng thời gian xem xét phê duyệt đơn chuyển nhượng nhãn hiệu là từ 1,5 – 2 tháng. Thời gian có thể nhanh hoặc chậm hơn so với thiêu chuẩn.

Chuyển nhượng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu, tuy nhiên, bên cạnh đó việc chuyển nhượng đó cũng có những mặt hạn chế sau:

+ Chủ Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng trong phạm vi bảo hộ của mình.

+ Chuyển nhượng không được gây ra nhầm lẫn về đặc tính của sản phẩm, dịch vụ, nguồn gốc của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu.

+ Người được chuyển nhượng phải đáp ứng đủ điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Trên đây là những mặt thuận lợi và hạn chế của chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải nắm rõ để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Tư vấn Blue đã giới thiệu với các bạn về quy định chuyển nhượng nhãn hiệu. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tư vấn Blue qua hotline hoặc trực tiếp đến văn phòng để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Thông tin liên quan:
Những hành vi vi phạm nhãn hiệu và mức xử lý Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.Tình trạng vi phạm […]
Vi phạm bản quyền hình ảnh ngôi sao với sản phẩm thời trang Việc sử dụng hình ảnh các ngôi sao đem lại hiệu quả to lớn cho các nhãn hàng thời trang. Tuy nhiên để được các ngôi sao chấp nhận hợp tác cũng không phải là điều dễ dàng. Điều đó […]
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho món ăn và đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Món ăn là sản phẩm trí tuệ và tâm huyết của người đầu bếp. Hiện nay nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho món ăn đang tăng lên nhanh chóng. Do vậy Tư vấn Blue xin được giới thiệu thủ […]
Thủ tục đăng kí nhãn hiệu đồ chơi tại Hà Tĩnh Sản phẩm đồ chơi nói chung và đồ chơi cho trẻ mầm non nói riêng có tầm quan trọng đáng kể đối với sự phát triển của trẻ nhỏ nên rất nhiều phụ huynh đã rất quan tâm và chú […]
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU MỸ PHẨM Hiện nay, có rất nhiều nhãn hiệu mỹ phẩm được biết đến. Vậy thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mỹ phẩm là như thế nào. Mời các bạn tham khảo bài viết sau của Tư vấn Blue. 1. […]
zalo-icon
phone-icon