So sánh nhãn hiệu và tên thương mại

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Hà Tĩnh nói riêng khi tiến hành xác lập quyền sở hữu trí tuệ, việc phân biệt giữa nhãn hiệu hàng hóa và tên thương mại là một vấn đề lớn. Nhãn hiệu và Tên thương mại là hai đối tượng của sở hữu công nghiệp hoặc rộng hơn là của sở hữu trí tuệ, rất dễ nhầm lẫn với nhau do chúng có những đặc điểm giống nhau, tuy nhiên về bản chất thì chúng hoàn toàn khác nhau. Nếu doanh nghiệp của bạn đang còn có sự nhầm lẫn, chưa rõ về hai khái niệm này thì hãy tham khảo bài viết So sánh nhãn hiệu và tên thương mại của Tư vấn Blue

Hình minh họa

Thứ nhất, về khái niệm. Tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ có quy định về nhãn hiệu: “nhãn hiệu là dấu hiệu dung để phân biệt nhãn hiệu, hang hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Còn tên thương mại được quy định tại khoản 21 Điều 4 như sau: “tên thương mại là tên gọi chung của tổ chức, cá nhân dung trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.

Thứ hai, về điều kiện bảo hộ. Điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu được quy định ở Điều 72, 73 và 74 Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện là phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Mặt khác, phải có khả năng phân biệt với hangf hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hang hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Đối với điều kiện để bảo hộ tên thương mại được quy định tại Điều 77, Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ. Hai điều luật này quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại và dấu hiệu để phân biệt tên thương mại.

Thứ ba, về chức năng. Chức năng của nhãn hiệu là để phân biệt với dịch vụ, hàng hóa của chủ thể khác, còn chức năng của tên thương mại là để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác .

Thứ tư. Về thời hạn. Theo quy định tại Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ thì thời hạn đối với nhãn hiệu là 10 năm và được gia hạn nhiều lần lien tiếp mỗi lần 10 năm. Còn thời hạn đối với tên thương mại là đến khi tên thương mại này sử dụng không còn hợp pháp nữa.

Thứ năm, về phạm vi bảo hộ. Nhãn hiệu được bảo hộ trên toàn lãnh thổ, còn phạm vi bảo hộ tên thương mại là trong phạm vi khu vực kinh doanh (phụ thuộc vào mức độ và phạm vi kinh doanh).

Thứ sáu, về căn cứ xác lập quyền. Đối với nhãn hiệu thì phải đăng ký, còn đối với những nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ đương nhiên được bảo hộ.

Thứ bảy, về điều kiện hạn chế chuyển nhượng. Căn cứ Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ thì điều kiện hạn chế chuyển nhượng là không được gây nhầm lẫn. Còn đối với tên thương mại thì điều kiện hạn chế chuyển nhượng được quy định tại Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ về chuyển nhượng toàn bộ.

Việc phân biệt Nhãn hiệu với Tên thương mại với nhau cũng như phân biệt với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác như mỹ thuật ứng dụng chẳng hạn, là điều cực kỳ quan trọng bởi vì có thể cùng một dấu hiệu nhưng do cách mà nó được sử dụng thì nó có thể được gọi Nhãn hiệu hay Tên thương mại hay Kiểu dáng công nghiệp hay các đối tượng khác. Và vì vậy, việc cần một Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ được ghi nhận bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả và Cục trồng trọt (Trường Luật là một trong số đó) trong việc đại diện đăng ký và bảo vệ các đối tượng sở hữu trí tuệ sao cho hợp lý và phù hợp với pháp luật là điều thật sự rất cần thiết.

Trên đây là tư vấn phân biệt, so sánh giữa nhãn hiệu và tên thương mại của chúng tôi , quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ Tư vấn Blue qua hotline hoặc trực tiếp đến văn phòng để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Thông tin liên quan:
Những hành vi vi phạm nhãn hiệu và mức xử lý Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.Tình trạng vi phạm […]
Vi phạm bản quyền hình ảnh ngôi sao với sản phẩm thời trang Việc sử dụng hình ảnh các ngôi sao đem lại hiệu quả to lớn cho các nhãn hàng thời trang. Tuy nhiên để được các ngôi sao chấp nhận hợp tác cũng không phải là điều dễ dàng. Điều đó […]
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho món ăn và đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Món ăn là sản phẩm trí tuệ và tâm huyết của người đầu bếp. Hiện nay nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho món ăn đang tăng lên nhanh chóng. Do vậy Tư vấn Blue xin được giới thiệu thủ […]
Thủ tục đăng kí nhãn hiệu đồ chơi tại Hà Tĩnh Sản phẩm đồ chơi nói chung và đồ chơi cho trẻ mầm non nói riêng có tầm quan trọng đáng kể đối với sự phát triển của trẻ nhỏ nên rất nhiều phụ huynh đã rất quan tâm và chú […]
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU MỸ PHẨM Hiện nay, có rất nhiều nhãn hiệu mỹ phẩm được biết đến. Vậy thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mỹ phẩm là như thế nào. Mời các bạn tham khảo bài viết sau của Tư vấn Blue. 1. […]
zalo-icon
phone-icon