Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho món ăn và đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Món ăn là sản phẩm trí tuệ và tâm huyết của người đầu bếp. Hiện nay nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho món ăn đang tăng lên nhanh chóng. Do vậy Tư vấn Blue xin được giới thiệu thủ tục Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho món ăn và thêm nữa là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tới quý khách hàng.

Hình minh họa

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, số 36/2009/QH12 của Quốc hội
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
  • Thông tư 05/2013/TT-BKHCN quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu
  • Thông tư số 26/2012/TT-BYT của Bộ Y tế : Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn

Quy định pháp luật

1. Về đăng ký nhãn hiệu cho các món ăn
Việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu dưới tên công ty hay tên cá nhân đều được pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cho phép. Vì vậy, các doanh nghiệp, cá nhân căn cứ vào tình hình cụ thể có thể lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp.

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm/ dịch vụ mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

2. Về xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Điều 3, 4 Thông tư 26/2010/TT-BYT quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

“Điều 3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được đóng thành 01 quyển, gồm các giấy tờ sau:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

a) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

b) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);

b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).

5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);

b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

Điều 4. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

1. Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).

2. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận cho:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;

b) Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

c) Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.”

Như vậy, bạn muốn xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Bạn có thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh hoặc đăng ký Hộ kinh doanh. Và tùy từng hình thức kinh doanh mà bạn nộp hồ sơ lên Cục an toàn thực phẩm hoặc Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên quan:
Những hành vi vi phạm nhãn hiệu và mức xử lý Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.Tình trạng vi phạm […]
Vi phạm bản quyền hình ảnh ngôi sao với sản phẩm thời trang Việc sử dụng hình ảnh các ngôi sao đem lại hiệu quả to lớn cho các nhãn hàng thời trang. Tuy nhiên để được các ngôi sao chấp nhận hợp tác cũng không phải là điều dễ dàng. Điều đó […]
Thủ tục đăng kí nhãn hiệu đồ chơi tại Hà Tĩnh Sản phẩm đồ chơi nói chung và đồ chơi cho trẻ mầm non nói riêng có tầm quan trọng đáng kể đối với sự phát triển của trẻ nhỏ nên rất nhiều phụ huynh đã rất quan tâm và chú […]
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU MỸ PHẨM Hiện nay, có rất nhiều nhãn hiệu mỹ phẩm được biết đến. Vậy thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mỹ phẩm là như thế nào. Mời các bạn tham khảo bài viết sau của Tư vấn Blue. 1. […]
Quy định về chuyển nhượng nhãn hiệu Chuyển nhượng nhãn hiệu là hình thức đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ để chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, […]
zalo-icon
phone-icon