Hải sản hiện nay là món ăn rất được yêu thích nhưng cũng là món ăn có giá thành tương đối cao so với những loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, hải sản có giá trị dinh dưỡng cao lại ít chất độc hại, chất kích thích do nuôi trồng nên nhiều người lựa chọn hải sản làm nguồn thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày. Hiện nay kinh doanh hải sản mang lại lợi nhuận rất lớn nên rất nhiều người muốn thử sức trong lĩnh vực này. Bằng kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập công ty Tư vấn Blue xin tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh hải sản tại Hà Tĩnh như sau:
Kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống rất quan trọng, kinh nghiệm sẽ giúp bạn nắm bắt được mọi vấn đề cần phải đối mặt trong kinh doanh. Nếu không có kinh nghiệm, chắc chắn bạn sẽ bị thụ động trong công việc, thậm chí còn gặp nhiều rủi ro làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn.
Hồ sơ thành lập kinh doanh hải sản gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:
- Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
Nộp hồ sơ và nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan giải quyết: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu dấu:
Khách hàng liên hệ những đơn vị uy tín để đặt dấu, Tư vấn Blue luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Gửi thông báo mẫu dấu đến cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Hồ sơ bạn cần chuẩn bị khi làm Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh hải sản, để xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi mở cửa hàng kinh doanh hải sản bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao y công chứng);
- Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (mô tả quy trình chế biến thực phẩm; bản vẽ sơ đồ mặt bằng kinh doanh);
- Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu và sản phẩm do cửa hàng kinh doanh;
- Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
- Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp kinh doanh.
Lưu ý:
Quản lý cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống
Khi cửa hàng kinh doanh hải sản của bạn đi vào hoạt động, bạn cần phải biết cách quản lý cửa hàng của mình. Trước tiên bạn cần xử lý được những vấn đề sau:
Thiết kế kệ trưng bày cửa hàng và các loại hải sản tươi sống đang có thật bắt mắt, sạch sẽ. Nên phân chia rõ các loại hải sản và giá cả rõ ràng để khách hàng có thể chọn lựa.
Phải luôn đảm bảo không gian cửa hàng sạch sẽ, an toàn vệ sinh, sáng sủa.
Giá cả phải được thống nhất rõ ràng, nên có bảng giá chính xác để khách hàng yên tâm mua hàng. Tránh đẩy giá quá cao so với thị trường, dù hàng của bạn có ngon, tươi đến đâu thì cũng sớm ế thôi.
Nếu phát hiện có hải sản chết thì cần loại bỏ ngay để tránh khách hàng mua phải. Và nếu hải sản chết khi nhà cung cấp vừa mang tới thì cần báo lại họ để đôi bên cùng giải quyết.
Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục đăng ký kinh doanh hải sản tại Hà Tĩnh, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
- thủ tục đăng ký kinh doanh hải sản