Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế

Đăng ký bảo hộ sáng chế là công việc cực kỳ cần thiết, là cách duy nhất để xác lập quyền sở hữu và độc quyền đối với mỗi phát minh mới của con người. Đăng ký độc quyền sáng chế có thể mang lại lợi nhuận kinh tế lớn cho chủ sở hữu của sáng chế đó thông qua việc độc quyền sản xuất công nghiệp thương mại hóa sáng chế đó hoặc nhượng quyền, bán sáng chế đó cho tổ chức, cá nhân khác. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế như sau:

Hình minh họa

Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế

1. Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;

  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
  • Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký sáng chế đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
  • Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước;
  • Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;
  • Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;
  • Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thỏa thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.

2. Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế

Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn.

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

  • Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;
  • Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

  • Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
  • Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Dịch vụ của Tư vấn Blue trong lĩnh vực tư vấn hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế

  • Tư vấn, tra cứu, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của sáng chế / giải pháp hữu ích ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Tra cứu không chính thức hoặc chính thức thông tin sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ – Chi phí độc lập (Tra cứu tình trạng kỹ thuật liên quan đến Sáng chế/ Giải pháp hữu ích);
  • Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ Sáng chế (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Theo dõi tiến trình xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ, soạn thảo công văn giấy tờ giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký sáng chế;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích.
  • Tư vấn và thực hiện dịch vụ duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Tư vấn và đánh giá khả năng vi phạm các quyền sáng chế đang được bảo hộ;
  • Đánh giá hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các sáng chế ở Việt Nam và ở nước ngoài;

Mọi vấn đề vướng mắc cần về hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Thông tin liên quan:
 Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam Việt Nam đang là thành viên của Hiệp ước Hợp tác về sáng chế, do đó Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ các đơn sáng chế tại Việt Nam. Hôm nay, Tư vấn Blue xin được giới thiệu thủ […]
Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, sáng chế được chia thành hai dạng tách biệt, bao gồm: sáng chế và giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ và vẫn còn nhầm lẫn giữa sáng […]
Trình tự đăng ký bảo hộ sáng chế theo quy định luật sở hữu trí tuệ Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm thông qua hình thành một cơ cấu hoặc chất mới hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự […]
Đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Văn bằng bảo hộ đối với […]
Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hà Tĩnh Bằng độc quyền sáng chế trao quyền hợp pháp cho doanh nghiệp, nhà sáng chế để loại trừ người khác sử dụng hay bắt chước một sáng chế đã được bảo hộ. Khi không được sự đồng ý của doanh […]
zalo-icon
phone-icon