Với những nỗ lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính cùng những cơ chế vượt trội, Hà Tĩnh đã và đang là “điểm đến” hấp dẫn, là “địa chỉ đỏ” cho các nhà đầu tư…Hiện nay có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang muốn thành lập doanh nghiệp tại đây. Với trường hợp họ muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài thì thủ tục như thế nào? Tư vấn Blue xin tư vấn cụ thể như sau:
Vì doanh nghiệp mà người nước ngoài đang dự định thành lập có 100% vốn nước ngoài, nên chủ sở hữu của doanh nghiệp này là một nhà đầu tư nước ngoài, là một cá nhân người nước ngoài. Do đó, để có thể thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, cần tiến hành 2 thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành:
– Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật đầu tư 2014
– Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp 2014
1. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài đang có ý định đầu tư vào Việt Nam bằng hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) theo quy định tại Điều 22 của Luật Đầu tư năm 2014 và hướng dẫn cụ thể tại Điều 44 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.
Vì bạn không cung cấp các thông tin chi tiết về dự án, nên tôi không thể xác định dự án này do chủ thể nào có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Vì vậy, bạn có thể tự mình xác định chủ thể quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án của bạn theo quy định tại các Điều 30, 31 và 32 của Luật Đầu tư năm 2014.
Từ đó, bạn tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài theo hướng dẫn tương ứng tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Các biểu mẫu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư bạn lấy theo Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT để sử dụng đúng mẫu theo quy định của pháp luật.
Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bạn tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
2. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp chế xuất
Theo định nghĩa tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP, Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Chính vì thế mà doanh nghiệp chế xuất không phải là một loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014; mà đơn thuần là các doanh nghiệp với điều kiện xác định và hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể.
Do đó, bạn sẽ phải tiến hành tiếp thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tương ứng với loại hình doanh nghiệp cụ thể.
Đối với trường hợp của bạn vì chỉ có một nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thành lập nên loại hình phù hợp nhất là Công ty TNHH Một thành viên.
Trong tờ khai đề nghị đăng ký doanh nghiệp, bạn sẽ đánh dấu chọn vào ô nội dung: “Doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất” nếu doanh nghiệp dự định thành lập công ty có địa chỉ nằm trong Khu chế xuất.
3. Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân sở hữu; chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Thành phần hồ sơ:
– Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (mẫu Phụ lục I-2 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);
– Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu;
– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực của chủ sở hữu công ty: Đối với cá nhân người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực;
– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực của người đại diện theo pháp luật nếu chủ sở hữu công ty và người đại diện theo pháp luật là không cùng một người;
ngoài;
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, mà được tổ chức theo mô hình có Hội đồng thành viên; thì nộp thêm Danh sách người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức (mẫu Phụ lục I-10 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT) – đã đính kèm Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực;
– Hợp đồng thuê địa chỉ trụ sở chính công ty hoặc các giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quyền sở hữu và sử dụng của chủ sở hữu công ty đối với địa điểm đó.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, bạn nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính để làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ giải quyết hồ sơ cho bạn và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài tại Hà Tĩnh quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài tại Hà Tĩnh