Trong các trường đại học, cao đẳng, hiện tượng sinh viên photo giáo trình rất phổ biến hiện nay.
Vậy dưới góc độ sở hữu trí tuệ, hành vi này có vi phạm pháp luật không?
Tư vấn Blue sẽ cùng các bạn bàn luận về vấn đề này.
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP;
2. Giải thích
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì:
“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu“.
Theo đó, các quyền của tác giả được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, các quyền này được Luật Sở hữu trí tuệ quy định như sau:
– Đối với quyền nhân thân: Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tác giả sẽ có các quyền sau:
+ Đặt tên cho tác phẩm.
+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Đối với quyền nhân thân: Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tác giả sẽ có các quyền sau:
+ Làm tác phẩm phái sinh;
+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
+ Sao chép tác phẩm;
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
+Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Căn cứ theo 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì giáo trình cũng là đối tượng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ, theo đó:
“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
- a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;”
Các nội dung được ghi trong giáo trình chính là tài sản trí tuệ của các tác giả làm ra nó và các giáo trình này sẽ được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ khi nó được định hình dưới dạng vật chất nhất định. Theo đó, khoản 8 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:
“Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”
Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây (khoản 1 Điều 7 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP): a) Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép; b) Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép; c) Tác phẩm giả mạo tên, chữ kí của các tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả; d) Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép; đ) Sản phẩm có gắn thiết bị kĩ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.
Ở tình huống này không nói đến mục đích photo giáo trình photo của bạn nên ta sẽ xét theo 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Bạn tự sao chép 1 bản với mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của cá nhân thì sẽ thuộc vào trường hợp sử dụng tác phẩm được công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao được quy định tại khoản 1 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ và không làm phương hại đến quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời có thông tin về tên tác giả, xuất xứ tác phẩm. Nếu vậy thì bạn không vi phạm quyền tác giả.
Trường hợp 2: Bạn photo giáo trình photo để sử dụng không vì mục đích nghiên cứu của cá nhân hoặc bạn photo giáo trình số lượng lượng lớn nhằm mục đích buôn bán kiếm lời thì bạn đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã tìm ra câu trả lời cho mình.
Tư vấn Blue hân hạnh tư vấn pháp luật cho mọi khách hàng.
- Photo giáo trình có vi phạm luật sở hữu trí tuệ?