THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU MỸ PHẨM

Hiện nay, có rất nhiều nhãn hiệu mỹ phẩm được biết đến. Vậy thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mỹ phẩm là như thế nào. Mời các bạn tham khảo bài viết sau của Tư vấn Blue.

Hình minh họa

1. Về phân nhóm sản phẩm

Theo Bộ Y tế (trong Thông tư 06 /2011/TT-BYT) thì : « Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Sản phẩm mỹ phẩm gồm nước hoa, mỹ phẩm chăm sóc tóc, da…, theo phân loại của Bảng danh mực hàng hóa/dịch vụ Nixơ theo vần chữ (Nice lần thứ 11), sản phẩm mỹ phẩm thuộc nhóm 03.

Theo đó, Các sản phẩm mỹ phẩm thuộc nhóm 03 với mã sản phẩm là Mỹ phẩm (030065). Ngoài ra một số sản phẩm khác như: Chế phẩm mỹ phẩm giúp cho người thon thả (030177); Mỹ phẩm cho động vật (030063); Mỹ phẩm cho trẻ em (030249); Kem làm trắng da (030023); Tinh dầu (030100)…

Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm, công dụng sản phẩm…thì có thể chọn mã sản phẩm tương ứng và phù hợp nhất với sản phẩm mỹ phẩm mà khách hàng muốn đăng ký.

2. Tiến hành xác định nhãn hiệu muốn đăng ký và tra cứu nhãn hiệu

Khi đã xác định được sản phẩm và nhóm sản phẩm muốn đăng ký thì bước tiếp theo là xác định tên nhãn hiệu của sản phẩm hàng hóa và tiến hành tra cứu trên cổng thông tin http://iplib.noip.gov.vn của Cục sở hữu trí tuệ.

Tên nhãn hiệu cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 72 Luật SHTT 2005

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Theo đó tiến hành tra cứu theo các nhóm đã lựa chọn và tìm ra những đối chứng trùng, tương tự gây nhầm lẫn các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó. Mục đích của việc tra cứu trên là xem xét tên nhãn hiệu muốn đăng ký có xuất hiện đối chứng hay không? Khả năng đăng ký nhãn hiệu đó cao hay thấp? (Theo Điều 73, 74, 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Đây được coi là bước cơ bản, tiền đề trong việc dăng ký một nhãn hiệu hàng hóa nào đó. Góp phần tránh những trường hợp bỏ qua bước tiến hành tra cứu mà đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

3. Thủ tục và thời gian đăng ký

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-15 tháng.
Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm. Theo qui định, qui trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau (i) thẩm định hình thức (1-2 tháng), (ii) công bố Đơn trên Công báo (2 tháng); (iii) thẩm định nội dung (9-12 tháng); và (iii) cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong 2 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận Đơn hợp lệ, Đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung. Mục đích của giai đoạn này là xem xét xem nhãn hiệu xin đăng ký có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật không.

– Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Người Nộp Đơn;

– Nếu nhãn hiệu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục SHTT sẽ ra Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung (từ chối) và Người Nộp Đơn có 02 tháng để trả lời Thông báo này.

Nếu Đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra Thông báo cấp bằng và Người nộp đơn có nghĩa vụ phải nộp lệ phí cấp bằng trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày thông báo. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nộp đơn trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp bằng.

Trên đây là tư vấn của Tư vấn Blue. Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên quan:
Những hành vi vi phạm nhãn hiệu và mức xử lý Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.Tình trạng vi phạm […]
Vi phạm bản quyền hình ảnh ngôi sao với sản phẩm thời trang Việc sử dụng hình ảnh các ngôi sao đem lại hiệu quả to lớn cho các nhãn hàng thời trang. Tuy nhiên để được các ngôi sao chấp nhận hợp tác cũng không phải là điều dễ dàng. Điều đó […]
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho món ăn và đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Món ăn là sản phẩm trí tuệ và tâm huyết của người đầu bếp. Hiện nay nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho món ăn đang tăng lên nhanh chóng. Do vậy Tư vấn Blue xin được giới thiệu thủ […]
Thủ tục đăng kí nhãn hiệu đồ chơi tại Hà Tĩnh Sản phẩm đồ chơi nói chung và đồ chơi cho trẻ mầm non nói riêng có tầm quan trọng đáng kể đối với sự phát triển của trẻ nhỏ nên rất nhiều phụ huynh đã rất quan tâm và chú […]
Quy định về chuyển nhượng nhãn hiệu Chuyển nhượng nhãn hiệu là hình thức đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ để chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, […]
zalo-icon
phone-icon