Việc đăng ký sở hữu trí tuệ là nền tảng để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể phát triển bền vững, kêu gọi được vốn đầu tư tư xã hội và ngăn chặn việc bị cạnh tranh không lành mạnh trong tương lai. Cùng Tư vấn Blue tìm hiểu vai trò của SHTT với các doanh nghiệp khởi nghiệp là như thế nào nhé?
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt nam đang phát triển ngày một mạnh mẽ. Song có một thực trạng chung là các nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa thực sự quan tâm đến việc đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ hoặc ngại đăng ký vì nhiều lý do. Đôi khi điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về kiến thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường không nắm được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ và vẫn còn thờ ơ với vấn đề này.
Trên thực tế, tài sản của một doanh nghiệp nói chung được chia thành 2 loại: tài sản hữu hình gồm máy móc, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng… và tài sản vô hình gồm các bí quyết kỹ thuật, ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty.
Nếu trước kia tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường thì trong những năm gần đây điều này đã thay đổi cơ bản. Các doanh nghiệp đang nhận ra rằng tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tài sản hữu hình chiếm ¼ tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là tài sản vô hình hay giá trị thương hiệu chiếm ¼ tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Do vậy, có thể thấy tài sản trí tuệ đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Do đó, TS Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao lưu ý các doanh nghiệp khởi nghiệp cần đăng ký bảo hộ, đặc biệt là các sáng chế, bí quyết, biểu trưng, nhãn hiệu, biểu tượng, thiết kế nhằm mục đích thiết lập quyền sở hữu, ngăn chặn doanh nghiệp khác hoặc đối thủ đăng ký trước và cạnh tranh không lành mạnh trong tương lai. Bằng cách này, các doanh nghiệp khởi nghiệp mới có thể phát triển bền vững và kêu gọi được vốn đầu tư tư xã hội.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ hiện rất rối rắm, phức tạp, tốn kém và phải chờ đợi lâu. Điều này làm nản lòng không ít doanh nghiệp dù rất muốn đăng ký sở hữu trí tuệ. Hiện nhiều nước trên thế giới có riêng một bộ phận đồng hành cùng doanh nghiệp trong công tác đăng ký sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, các doanh nghiệp sáng tạo luôn đồng hành cùng luật sư về sở hữu trí tuệ chuyên ngành để có những tư vấn, hỗ trợ phù hợp.
Thời gian qua, tại Việt Nam cũng đã có nhiều chương trình đào tạo về sở hữu trí tuệ, như dự án nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp của Bộ Khoa học Công nghệ.
Theo đó, các chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động tham gia các khóa đào tạo để có kiến thức, nâng cao khả năng nhận diện các đối tượng sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp của mình để có thể lựa chọn cơ chế bảo hộ tài sản trí tuệ phù hợp.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.
- SHTT với các doanh nghiệp khởi nghiệp