Bảo hộ sở hữu trí tuệ online hàng nông sản ở Việt Nam chưa được chú trọng

Việt Nam là nước có sản lượng nông sản đạt giá trị cao, tuy nhiên vẫn chưa thể khai thác hết tiềm năng vì bài toán bảo hộ sở hữu trí tuệ hàng nông sản còn thấp. Hiện nay chỉ có một số hàng nông sản được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như thanh long Bình Thuận, vú sữa Vĩnh Kim hay cà phê Buôn Ma Thuột.

Hình minh họa

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi của Việt Nam rất thích hợp cho việc sản xuất số lượng lớn nông sản như lúa, gạo khu vực ĐBS Cửu Long, Thanh Long – Bình Thuận, cà phê khu vực Tây Nguyên, rau củ quả sạch tại Đà Lạt… Tuy nhiên việc đưa sản phẩm ra thị trường lại gặp vấn đề đặc biệt là hàng xuất khẩu, thị trường châu Á, Âu rất khắt khe trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, những thủ tục đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ lại phức tạp, vô tình đẩy giá trị nông sản của Việt Nam xuống thấp và không còn mặn mà với thị trường quốc tế.

Một vấn đề khác chính là bảo hộ tên sản phẩm trên internet – tên miền theo sản phẩm, là địa chỉ để tra cứu sản phẩm khi “lướt web”. Một ví dụ, rượu Hòa Long một đặc sản của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên nhãn hiệu của rượu này vẫn có thể làm giả nếu những cá nhân, tổ chức khác sử dụng tên miền liên quan đến rượu Hòa Long để đưa thông tin bán hàng lên mạng (như ruouhoalong.vn, mặc dù rượu Hòa Long đã đăng ký tên miền dacsanruouhoalong.com, nhưng khách hàng vẫn thường gõ các từ khóa đơn giản hơn), làm ảnh hưởng rất lớn đến doanh số bán hàng cũng như niềm tin của khách hàng tới sản phẩm của mình.

Cần đăng ký tên miền cho sản phẩm càng sớm càng tốt
Theo quy định của pháp luật, tên miền là tài sản của cơ quan, tổ chức, trong lĩnh vực quản lý Internet, tên miền không nằm trong quyền sở hữu trí tuệ, nghĩa là ai đăng ký trước sẽ được trước, ai đăng ký sau sẽ không còn nữa. Áp dụng vào sản phẩm, nếu cá nhân, tổ chức có sản phẩm chất lượng, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng lại đăng ký tên miền sau, khi khách hàng cần mua sẽ truy cập vào website, vô tình lại không phải website của bên mình mà là của một đối thủ cạnh tranh khác, thì sản phẩm được bảo hộ sẽ không có cơ hội tiếp cận khách hàng do đăng ký tên miền không thuộc sở hữu của mình, và vì thế bị đối thủ lấy mất khách. Ví dụ, đối với sản phẩm thanh long Bình Thuận, tên miền có thể đăng ký là thanhlongbinhthuan.vn, thanhlong.binhthuan.vn,… Nếu được chủ thể đăng ký sẽ đảm bảo thương hiệu sản phẩm được bảo hộ cả trên thực tế và trên mạng Internet, nơi có hơn 80% khách hàng truy cập.

Để tìm hiểu sâu hơn, phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc Nhà đăng ký tên miền ESC (ESC.VN), ông Tuấn cho biết bản thân ESC cũng nhận được rất nhiều yêu cầu lấy lại các tên miền bị mất với lý đó là thương hiệu của họ. ESC, cũng như các nhà đăng ký khác, chỉ còn cách khuyên họ thực hiện theo các quy định của pháp luật mà thôi.

Website // bambooairway.vn giả mạo trang thông tin điện tử của Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo airways) chính là một ví dụ điển hình cho việc làm giả thương hiệu. Website // bambooairway.vn đã kèm theo những từ khóa “Hàng không Tre Việt”, “Bamboo airways VietNam” “Bamboo airline” công cụ tìm kiếm trên Google đều cho kết quả hiển thị đầu tiên không phải trang thông tin điện tử “bambooairways.com” của Công ty TNHH Hàng không Tre Việt mà là website giả mạo dưới tên miền “bambooairway.vn”. Thêm một trường hợp nữa chính là vụ kiện tranh chấp tên miền ebay.com.vn, năm 2007 công ty eBay Inc là chủ sở hữu nhãn hiệu “eBay” nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ trên thế giới và Việt Nam với một công ty có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo thông tin trong đơn khiếu nại, eBay đã đăng ký trên 2.500 tên miền có chứa cụm từ “eBay”, trong đó đó 7 tên miền “.vn”, nhưng đáng tiếc trong số đó không có tên miền ebay.com.vn rất có ý nghĩa thương mại. Chính sơ suất này mà khi triển khai hoạt động cung cấp dịch vụ tại Việt Nam gặp khó khăn, mặc dù đang sử dụng tên miền ebay.vn để kết nối người dùng Việt Nam với thị trường trực tuyến toàn cầu. Và vụ việc này eBay phải theo đuổi vụ kiện để “đòi lại tên miền” trong thời gian dài.

Nếu cá nhân, tổ chức vì đăng ký chậm chễ muốn mua lại tên miền từ người khác sẽ mất nhiều thời gian đàm phán và số tiền bỏ ra cũng không nhỏ, ảnh hưởng đến quá trình quảng bá hình ảnh của sản phẩm. Chính vì vậy, việc đăng ký tên miền cho sản phẩm được bảo hộ rất quan trọng, ngoài thủ thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho nhãn mác, thương hiệu sản phẩm thì người kinh doanh cần nhanh chóng đăng ký, thậm chí nên đăng ký trước khi có ý tưởng bảo hộ thương hiệu để không bị mất tên miền, tránh gặp các rủi ro như trên.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên quan:
Hiệp định EVFTA mở ra nhiều cơ hội cho chỉ dẫn địa lý Việt Nam Hiệp định EVFTA không chỉ bảo đảm quyền đối với các chỉ dẫn địa lý cho các nông sản của Việt Nam vốn có mặt trên thị trường EU từ lâu mà còn mở ra cơ hội tiếp cận thị […]
Khuyến khích các trường đại học thành lập doanh nghiệp để khai thác quyền sở hữu trí tuệ Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ. VCCI đề nghị có Sách trắng về các giải pháp gỡ bỏ rào […]
Sở hữu trí tuệ trong EVFTA Cam kết sở hữu trí tuệ được thực thi có thể khiến doanh nghiệp của Việt Nam phải chịu gánh nặng đối với các thủ tục kiểm soát như kiểm soát tại biên giới, đặc biệt là khi bị rơi […]
Thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại tại Hà Tĩnh Quyền đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp mà không phải đăng ký. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có những cách thức khác nhau để tiến hành đăng ký bảo hộ và […]
Đề xuất sử dụng phần mềm có bản quyền khi mua sắm máy tính Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về sử dụng phần mềm có bản quyền khi mua sắm máy tính và hoạt động duy trì, cập nhật […]
zalo-icon
phone-icon