Cẩn trọng với dòng vốn FDI từ Trung Quốc

Thực tế, từ năm 2010 trở về trước, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam khá khiêm tốn. Trong Top 10 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, hầu như không có tên của quốc gia này.

Nhưng gió đã đổi chiều, kể từ năm 2011 trở lại đây, vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam có sự thay đổi đáng kể. FDI của Trung Quốc tại Việt Nam liên tục vươn lên trong vị trí xếp hạng, tăng về quy mô, thay đổi về hình thức, lĩnh vực, mở rộng về địa bàn.

Hình minh họa

Điển hình là từ năm 2015 trở lại đây, cùng với việc Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc thường nằm trong Top 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam để đón đầu cơ hội thâm nhập thị trường béo bở TPP và hoặc sau này là thị trường theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Và, dường như Trung Quốc cũng đã đón đầu được cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.

Theo Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2011, số vốn đăng ký của Trung Quốc (bao gồm Đài Loan) là 1,3 tỉ đô la Mỹ thì đến năm 2017, số vốn đăng ký của Trung Quốc tăng 2,7 lần, bình quân mỗi năm tăng khoảng 18%. Cơ cấu vốn của Trung Quốc trong tổng số vốn FDI đăng ký là 12%, sau Nhật Bản (30%), Hàn Quốc (28%) và Singapore (19%).

Đấy là chưa kể luồng vốn ngầm đầu tư qua các kênh khác mà cơ quan thống kê không thể quan sát.

Đặc biệt trong năm 2019, số liệu cập nhật từng tháng cho thấy dòng chảy từ quốc gia lân cận này liên tục có đột biến và không ngừng gia tăng đưa vốn vào Việt Nam.

Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược thu lợi từ bên ngoài

Dòng vốn FDI từ Trung Quốc chọn Việt Nam là điểm đến, do chiến lược của chính phủ nước này hiện nay có phần thay đổi. Đó là khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để thu lợi từ cổ tức, bù đắp cho những khó khăn ở trong nước.

Cho đến nay, thực trạng kinh tế Trung Quốc được che đậy dưới lớp vải điều hào nhoáng của tăng trưởng GDP. Trong khi đó, năng suất nhân tố tổng hợp và hiệu quả đầu tư của Trung Quốc sụt giảm liên tục.

Để tránh kinh tế suy thoái, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư (chiếm khoảng 50% GDP). Do cầu tiêu dùng của Trung Quốc cũng chỉ loanh quanh ở mức 50% GDP và sự cố gắng này dường như đã tới hạn với nợ công ngày càng có xu hướng tăng cao (có số liệu cho rằng nợ công của Trung Quốc ít nhất là 30.000 tỉ đô la Mỹ?).

Trong những năm gần đây, khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư (gross capital formation) của Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp. Để tăng sức mạnh của nền kinh tế, họ chú trọng vào chỉ tiêu tiết kiệm – là nguồn lực cơ bản để tái đầu tư, phần còn lại có thể cho vay lấy lãi.

Như vậy, có thể dự đoán rằng Trung Quốc không còn cố gắng làm tăng chỉ tiêu không mấy ý nghĩa như GDP mà tập trung nâng cao năng lực từ tiết kiệm (Saving) thông qua thu nhập từ sở hữu, mà thu nhập từ sở hữu cơ bản do các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc ở các nước mang lại.

Tư vấn Blue với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập công ty tại Nghệ An và với đội ngũ nhân viên, luật sư giỏi, nhiệt tình, cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ thành lập công ty tốt nhất, trong thời gian ngắn nhất và chi phí tiết kiệm nhất ho khách hàng. Tư vấn Blue nhiều năm qua đã hợp tác thành công và thành lập rất nhiều công ty tại Nghệ An nói riêng và hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau ở các tỉnh thành khác như Hà Tĩnh, Thanh Hóa…Tất cả những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thành lập công ty ở Blue đều rất hài lòng với dịch vụ mà Tư vấn Blue cung cấp và những công ty đó hiện tại cũng đang rất phát triển và phần lớn cũng đã trở thành đối tác tin cậy của Tư vấn Blue, hợp tác và sử dụng các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

 Quý khách hàng có nhu cầu hoặc có vấn đề thắc mắc liên quan đến đầu tư nước ngoài xin hãy liên hệ với Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên quan:
Samsung, Foxconn và LG chọn đặt nhà máy ở phía Bắc thay vì phía Nam Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có khoảng cách gần với Trung Quốc cũng như Hàn Quốc và Nhật Bản – hai quốc gia đóng góp nhiều FDI cho Việt Nam hơn là vùng kinh tế trọng điểm phía […]
Phó Thủ tướng: Giám sát nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp Sáng 9/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành và Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia đánh giá tình hình […]
Hồ sơ thêm thành viên nước ngoài vào công ty Việt Nam tại Hà Tĩnh Hà Tĩnh hiện là một thị trường lớn với  rất nhiều khu kinh tế phát triển, chính vì vậy, không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng cũng đang đầu tư kinh […]
zalo-icon
phone-icon