Những lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của một cơ sở sản xuất/ kinh doanh với hàng hóa/dịch vụ cùng loại của các cơ sở khác. NHHH cho phép người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn để mua đúng hàng hóa/dịch vụ có chất lượng như họ chờ đợi, nhờ vào dấu hiệu phân biệt cho biết ai sản xuất/cung cấp hàng hóa/dịch vụ đó. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn những lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như sau:

Hình minh họa

Xu hướng tin dùng các dịch vụ của doanh nghiệp có bộ nhận diện thương hiệu bắt mắt, chuyên nghiệp đang trở nên phổ biến. Điển hình là các chuỗi lẩu nướng, trà sữa có thương hiệu kiểu Nhật Bản, Hàn Quốc luôn đông khách hơn các đơn vị cùng lĩnh vực, các thương hiệu may mặc sử dụng thương hiệu tiếng nước ngoài luôn được đánh giá chất lượng cao hơn các công ty khác. Đó chính là cách bạn dễ nhận biết nhất vai trò của thương hiệu trong kinh doanh. Công ty Tư vấn Blue hiểu điều này, do vậy nội dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu trọn gói của công ty luôn đảm bảo có đủ các nội dung sau:

Thứ nhất chúng tôi tư vấn đầy đủ và chi tiết quy định pháp luật cho khách hàng về thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền đồng thời phân tích các hành vi xâm phạm thương hiệu thường có để doanh nghiệp phòng tránh.

Thứ hai luật sư luôn hỗ trợ tra cứu khả năng đăng ký độc quyền nhãn hiệu với hình thức dự kiến bảo hộ của logo, nhãn hiệu, thương hiệu mà khách hàng dự kiến tiến hành. Việc xác định nhãn hiệu đã bị trùng với nhãn hiệu hàng hóa của đơn vị đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu sớm giúp cho doanh nghiệp có hướng điều chỉnh nhãn hiệu hiện tại của mình, đồng thời tránh bị các công ty khác khiếu nại mình là bên vi phạm thương hiệu.

Thứ ba chúng tôi sẽ tư vấn cách thức đăng ký độc quyền nhãn hiệu để mức phí bỏ ra thấp nhất mà phạm vi bảo hộ rộng nhất. Bởi thủ tục đăng ký thương hiệu thì phạm vi bảo hộ càng rộng thì càng tốn chi phí.

Có những loại nhãn hiệu hàng hóa nào được pháp luật bảo hộ?

Ngoài các nhãn hiệu cho phép xác định nguồn gốc sản xuất hoặc nguồn gốc thương mại của hàng hóa/dịch vụ, được gọi chung là NHHH, pháp luật còn bảo hộ Nhãn hiệu tập thể và Nhãn hiệu chứng nhận.

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu thuộc sở hữu của một hiệp hội ngành nghề hoặc một tổ chức khác. Tổ chức này đưa ra các yêu cầu nhất định về chất lượng hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu chứng nhận được cấp dựa trên các tiêu chuẩn định trước về chất lượng, chứ không phải cho một tổ chức hoặc cá nhân cụ thể nào. Bất kỳ ai có khả năng chứng thực đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng như vậy đều có thể sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. ISO 9000 là một ví dụ về nhãn hiệu chứng nhận được công nhận rộng rãi trên thế giới.

Những nhãn hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Nhiều tổ chức, cá nhân có thắc mắc tại sao nhãn hiệu của mình lại không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Nhưng họ lại không biết rằng nhãn hiệu đó đã có dấu hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu, biểu tượng khác. Những nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc không đáp ứng yêu cầu mà Luật sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa đưa ra sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu.

Trong Luật sở hữu trí tuệ, tại Điều 73 có quy định những nhãn hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu bao gồm:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Tại sao nên tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa?

Mặc dù không bắt buộc, doanh nghiệp nên tiến hành tra cứu khả năng bảo hộ NHHH trước khi nộp đơn để tiết kiệm thời gian và chi phí. Nếu bỏ qua giai đoạn tra cứu, thì trong vòng hơn 1 năm sau khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp có thể sẽ nhận được quyết định từ chối đăng ký vì lý do nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu có trước. Như vậy doanh nghiệp không những phải chịu mất chi phí đăng ký mà còn tiêu tốn thời gian một cách vô ích.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa kéo dài bao lâu?

Thông thường, nếu không gặp trở ngại (chẳng hạn bị người khác phản đối…), giấy chứng nhận đăng ký NHHH sẽ được cấp trong khoảng thời gian từ 12 đến 15 tháng kể từ khi nộp đơn, và trải qua ba giai đoạn, bao gồm: giai đoạn xét nghiệm hình thức (3 tháng); giai đoạn xét nghiệm nội dung (9 đến 12 tháng); và giai đoạn cấp và công bố Văn bằng bảo hộ (1 tháng).

Nếu không được sử dụng, nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký có thể bị hủy bỏ không?

Giấy chứng nhận đăng ký NHHH có thể bị hủy hiệu lực nếu chủ Giấy chứng nhận đăng ký NHHH không sử dụng NHHH đăng ký trong vòng 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu đình chỉ hiệu lực, mà không có lí do chính đáng. Trong trường hợp này, hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký NHHH bị đình chỉ kể từ ngày đầu tiên sau thời hạn 5 năm nói trên.

Mọi vấn đề vướng mắc liên quan đến những lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa hoặc có nhu cầu cần tư vấn về sở hữu trí tuệ, quý vị  hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Thông tin liên quan:
Những hành vi vi phạm nhãn hiệu và mức xử lý Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.Tình trạng vi phạm […]
Vi phạm bản quyền hình ảnh ngôi sao với sản phẩm thời trang Việc sử dụng hình ảnh các ngôi sao đem lại hiệu quả to lớn cho các nhãn hàng thời trang. Tuy nhiên để được các ngôi sao chấp nhận hợp tác cũng không phải là điều dễ dàng. Điều đó […]
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho món ăn và đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Món ăn là sản phẩm trí tuệ và tâm huyết của người đầu bếp. Hiện nay nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho món ăn đang tăng lên nhanh chóng. Do vậy Tư vấn Blue xin được giới thiệu thủ […]
Thủ tục đăng kí nhãn hiệu đồ chơi tại Hà Tĩnh Sản phẩm đồ chơi nói chung và đồ chơi cho trẻ mầm non nói riêng có tầm quan trọng đáng kể đối với sự phát triển của trẻ nhỏ nên rất nhiều phụ huynh đã rất quan tâm và chú […]
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU MỸ PHẨM Hiện nay, có rất nhiều nhãn hiệu mỹ phẩm được biết đến. Vậy thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mỹ phẩm là như thế nào. Mời các bạn tham khảo bài viết sau của Tư vấn Blue. 1. […]
zalo-icon
phone-icon