Sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ không phải là những gì đã tồn tại trong tự nhiên được con người phát hiện ra. Tác giả sáng chế cần tiến hành đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ để được pháp luật công nhận và bảo hộ tránh trường hợp đạo, nhái, tranh chấp sáng chế. Tư vấn Blue xin hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hà Tĩnh như sau:
Tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế
Sáng chế được bảo hộ dựa trên ba tiêu chuẩn sau:
- Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới;
- Có trình độ sáng tạo;
- Có khả năng ứng dụng công nghiệp.
Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp nhà nước không bảo hộ sáng chế ngay cả khi đáp ứng được cả ba tiêu chuẩn trên, gồm có:
- Ý đồ, nguyên lý và phát minh khoa học;
- Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;
- Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo;
- Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;
- Hệ thống ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu;
- Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;
- Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;
- Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng;
- Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự;
- Giống thực vật, giống động vật;
- Phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật;
- Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động vật;
- Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.
Điều kiện để tổ chức, cá nhân được đăng ký bảo hộ sáng chế:
- Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật
- Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
- Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước:
- Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;
- Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;
- Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thỏa thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.
Thành phần hồ sơ gồm có:
Tờ khai (02 bản theo mẫu): Tờ khai đăng ký sáng chế; Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế.
Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
Yêu cầu bảo hộ (02 bản);
Các tài liệu có liên quan (nếu có);
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ
Các giai đoạn thủ tục sẽ được thực hiện
Đây là giai đoạn diễn ra sau khi chủ thể sáng chế đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thì cơ quan sáng chế sẽ tiến hành quy trình xem xét thẩm định hồ sơ của mình theo một quy trình nhất định.
Thẩm định hình thức: là giai đoạn kiểm tra về mặt hình thức của đơn, tính đầy đủ, rõ ràng của đơn, phát hiện những lỗi sai và thông báo đến chủ thể đăng ký tiến hành sửa chữa kịp thời.
Thẩm định nội dung: là bước quan trọng xác định xem sáng chế đó có đủ điều kiện để được cấp bằng độc quyền sáng chế hay không. Cụ thể sáng chế đó sẽ không được cấp bằng độc quyền nếu:
- Sáng chế đó bị loại trừ khỏi khả năng bảo hộ
- Sáng chế không có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng
- Sáng chế không được thể hiện đầy đủ, rõ ràng
Cấp văn bằng bảo hộ sáng chế và tiến hành công bố ở mỗi giai đoạn: khi đơn đã được thẩm định và đảm bảo về mặt nội dung cũng như hình thức. Cục SHTT sẽ thông báo đến chủ thể đăng ký về việc tiến hành nộp các loại phí liên quan, sau đó văn bằng bảo hộ sẽ được cấp theo đúng quy định luật bản quyền tác giả.
Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hà Tĩnh, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.
- bảo hộ sáng chế
- đăng ký bảo hộ sáng chế