Mặc dù đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Các cửa hàng thời trang xuất hiện ngày càng dày đặc, nhất là tại các thành phố đông dân cư. Không chỉ là các địa điểm bán trực tiếp như cửa hàng thời trang hay trung tâm thương mại, hàng hóa thời trang còn được mua bán gián tiếp tại các cửa hàng Online. Do đó sự cạnh tranh trong ngành hàng này ngày càng khốc liệt. Tình trạng làm giả kiểu dáng, mẫu mã cũng như nhãn mác ngập tràn không kiểm soát nổi. Vì vậy các chủ cửa hàng thời trang, nhất là những cửa hàng nổi tiếng đang ngày càng chú trọng hơn đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Bài viết ngày hôm nay của Tư vấn Blue sẽ giới thiệu tới các bạn Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thời trang tại Hà Tĩnh.
Cơ sở pháp lý:
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009;
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghệ.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật tương đối đơn giản, các giấy tờ bạn cần chuẩn bị gồm:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu: theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN;
– 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
– Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Yêu cầu đối với đơn bao gồm :
– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
– Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt, trừ trường
hợp quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
– Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc ( riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4, trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
– Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
– Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng tiếng Ả- rập;
– Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sửa chữa, trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhân ( và đóng dấu , nếu có ) của người nộp đơn;
– Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông ( không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo).Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng tr ong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
– Đơn có thể kèm theo các tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định, thời gian thẩm định trong các giai đoạn là khác nhau, cụ thể:
– Thẩm định hình thức: 1 tháng kể từ ngày nộp đơn;
– Công bố Đơn trên Công báo: 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là hợp lệ;
– Thẩm định nội dung: 9 tháng kể từ ngày công bố đơn;
– Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 1-2 tháng kể từ ngày có thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận.
Mọi vấn đề vướng mắc về Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thời trang tại Hà Tĩnh, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn.
- Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thời trang tại Hà Tĩnh