Tìm hiểu về hàng giả hàng nhái dưới góc độ SHTT

Hiện nay, báo chí vẫn hàng ngày đưa tin về vấn nạn hàng giả hàng nhái. Vậy dưới góc độ SHTT thì hàng giả, hàng nhái là gì? Như thế nào được gọi là hàng giả hàng nhái. Hãy cùng Tư vấn Blue tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

HÌnh minh họa

1. Cơ sở pháp lý:

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005
  • Nghị định 185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Khái niệm hàng giả, hàng nhái

Theo quy định tại Khoản 8, Điều 3, nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về hàng giả bao gồm:

“8. “Hàng giả” gồm:

a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

h) Tem, nhãn, bao bì giả.”

Và theo quy định tại Khoản 9, Điều 3 nghị định 185/2013/NĐ-CP và Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hướng dẫn và quy định cụ thể hơn cho Khoản 8, Điều 3, 185/2013/NĐ-CP.

“Khoản 9, Điều 3 NĐ 185/2013/NĐ-CP : Tem, nhãn, bao bì giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác.

Điều 213 Luật SHTT 2005: Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ

1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.”

Do đó, để hiểu và phân định những sản phẩm/ mặt hàng nào là hàng giả thì phải chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như các quy định trên.

Như vậy, xét theo quy định pháp luật không có bất cứ văn bản nào quy định về thuật ngữ, khái niệm “hàng nhái” mà thuật ngữ này chỉ để sử dụng để được hiểu là sản phẩm đang lưu thông trên thị trường không phải là sản phẩm chính thống do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính đưa ra thị trường. Do đó để sử dụng thuật ngữ chính theo các văn bản pháp luật thì chỉ sử dụng thuật ngữ “hàng giả”.

Trên đây là những quy định về hàng giả, hàng nhái theo Luật SHTT. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ Tư vấn Blue qua hotline hoặc trực tiếp đến văn phòng để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Thông tin liên quan:
Hiệp định EVFTA mở ra nhiều cơ hội cho chỉ dẫn địa lý Việt Nam Hiệp định EVFTA không chỉ bảo đảm quyền đối với các chỉ dẫn địa lý cho các nông sản của Việt Nam vốn có mặt trên thị trường EU từ lâu mà còn mở ra cơ hội tiếp cận thị […]
Thắc mắc vấn đề bản quyền trong việc góp ý dự thảo Luật thư viện Tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thư viện, nhiều ý kiến tập trung bàn bạc vấn đề liên quan đến bản quyền và sở hữu trí tuệ. Đây cũng đang là vấn đề gây băn khoăn và nhiều […]
Nguyên nhân của những vụ tranh chấp bản quyền phần lớn là do thiếu hiểu biết SHTT Thời gian gần đây đã xảy ra không ít những vụ tranh chấp bản quyền âm nhạc giữa các ca sĩ, nhạc sĩ và những nhà làm phim. Tuy nhiên nguyên nhân của những vụ tranh chấp này đều do […]
Những hành vi vi phạm nhãn hiệu và mức xử lý Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.Tình trạng vi phạm […]
Vi phạm bản quyền hình ảnh ngôi sao với sản phẩm thời trang Việc sử dụng hình ảnh các ngôi sao đem lại hiệu quả to lớn cho các nhãn hàng thời trang. Tuy nhiên để được các ngôi sao chấp nhận hợp tác cũng không phải là điều dễ dàng. Điều đó […]
zalo-icon
phone-icon