Asanzo kêu kiệt quệ, thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng

Gần một tháng kể từ ngày bị rơi vào nghi vấn thay đổi xuất xứ hàng hoá, Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo đã gần như kiệt quệ.

Asanzo đã gửi thư đến cơ quan chức năng đề nghị khẩn trương kiểm tra, phân định rõ đúng – sai dựa trên các quy định pháp luật hiện hành, vì tình trạng DN là đang ngắc ngoải, chỉ còn tính được bằng ngày.

Đại diện Asanzo cho biết, sau khi gửi thỉnh nguyện thư đề nghị các cơ quan chức năng khẩn thiết vào cuộc kiểm tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, phân định rõ đúng – sai, các cơ quan chức năng đã vào cuộc. Mặc dù mới đang trong giai đoạn kiểm tra, chưa có bất kỳ kết luận nào cho rằng Asanzo giả xuất xứ hay hàng hóa của Asanzo vi phạm pháp luật nhưng không hiểu từ đâu đã lan truyền tin đồn “sản phẩm của Asanzo bị cấm bán”, khiến cho hệ thống phân phối của Asanzo hoàn toàn tê liệt.

Trên thực tế, tại hệ thống điện máy Nguyễn Kim, nhân viên bán hàng cho biết đã không còn bán bất cứ mặt hàng nào của Asanzo. Website thương mại điện tử Adayroi cũng đã gỡ sản phẩm nhãn hiệu Asanzo.

Tại khu vực chợ Kim Biên, TP.HCM, các cửa hàng bán lẻ đồ điện gia dụng đã ngưng không bán sản phẩm Asanzo. Trả lời lý do, nhân viên bán hàng nói: “Nghe nói là bị cấm bán. Cấm rồi thì ai dại gì mà bán nữa”.

CEO tập đoàn Asanzo – ông Phạm Văn Tam.

Nhiều cửa hàng điện máy, điện tử gia dụng ở khu vực Quận 5, Quận 6, Bình Chánh, TP.HCM cũng ngưng bán hàng vì tin đồn tương tự.

Trong khi đó, theo các cơ quan chức năng, hiện hoạt động kiểm tra đang được tiến hành. Khi chưa có kết luận chính thức, sản phẩm của Asanzo vẫn được bày bán bình thường, không có bất cứ cơ quan nào được cấm bán như tin đồn.

Ông Ngọc Yên là chủ một cửa hàng điện máy ở huyện Bình Chánh, TP.HCM, cho biết trước khi bị nghi ngờ giả xuất xứ, các sản phẩm tivi, máy lạnh của Asanzo bán rất chạy vì giá mềm, cạnh tranh rất tốt về giá, trong khi Asanzo còn cam kết bảo hành tới 3 năm, thay vì chỉ có 2 năm như các sản phẩm thương hiệu khác.

Vì thế, việc bị cáo buộc thay xuất xứ và lại thêm tin đồn bị cấm bán không biết do bên nào tung ra có thể khiến hãng này bị thiệt hại nặng nề.

Ông Phạm Văn Tam cho biết, Asanzo đã mất khoảng 95% doanh thu. Mỗi tháng như vậy, Asanzo mất vài trăm tỉ đồng. Trong khi đó, ngân hàng đóng băng các khoản vay, lương công nhân vẫn phải trả, sản xuất vẫn phải duy trì, nhà phân phối trả lại hàng, thương hiệu bị tổn thương, các dự án đầu tư bị ngưng trệ, kế hoạch phát triển công nghệ chuyên sâu bị đình đốn…

Hàng loạt vấn đề xảy ra, Asanzo ước tính con số thiệt hại lên gần 1.000 tỷ đồng.
Vienamnet

Thông tin liên quan:
Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu dược liệu tại Hà Tĩnh Kinh doanh dược liệu là một trong những ngành thế mạnh của nước ta, trong những năm gần đây vì nguồn cung trong nước chưa đủ nên chúng ta còn phải nhập khẩu mặt hàng này. Việt Nam từng là […]
Thủ tục thông báo phát hành hóa đơn lần đầu trong Công ty cổ phần Doanh nghiệp trước khi sử dụng hoá đơn cho việc bán hàng hoá, dịch vụ phải lập và gửi thông báo phát hành hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Vậy thủ tục thông báo phát hành […]
Thủ tục tạo hóa đơn trực tiếp in từ máy tính tiền Hóa đơn trực tiếp in từ máy tính tiền là một trong những giải pháp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. tư vấn Blue sẽ hướng dẫn quý vị qua bài viết sau. Các quy định về tạo […]
Các lỗi thường gặp khi kê khai thuế GTGT đầu ra Kê khai thuế GTGT là công việc hàng tháng, hàng quý mà kế toán phải làm. Tuy nhiên, vẫn thường hay xảy ra các sai sót dẫn đến phải kê khai bổ sung, điều chỉnh. Xác định sai giá trị […]
Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý chữ ký số Token Manager Với các đơn vị, tổ chức, cá nhân đang triển khai dịch vụ VNPT CA sẽ thấy vô cùng tiện lợi khi ứng dụng VNPT Token Manager, một phần mềm quản lý chữ ký số với những trải nghiệm mới […]
zalo-icon
phone-icon