Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xăng dầu tại Hà Tĩnh

Kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu tại Hà Tĩnh phải tuân thủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Để giúp nhà đầu tư nắm rõ các quy định pháp lý về việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại Hà Tĩnh, Công ty Tư vấn Blue xin được  hướng dẫn cụ thể trong bài viết sau:

Hình minh họa

Cơ sở pháp lý:

  • WTO, FTAs, ACIA;
  • Luật đầu tư năm 2014;
  • Thông tư số 34/2013/TT-BCT ngày 24/12/2013 công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.
  • Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 Quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Điều kiện đầu tư:

  1. Theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
    Theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Viết Nam là thành viên thì nhà đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền phân phối đối với dầu thô và dầu đã qua chế biến.
  2. Điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam
    Đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, nhà đầu tư nước ngoài khi có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện sau:
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu đối với dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum, ở dạng thô; dầu mỏ thô; khí ngưng và các loại khác. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là Nhà thầu dầu khí theo quy định của Luật dầu khí được quyền xuất khẩu phần dầu khí thuộc sở hữu của mình.
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền nhập khẩu đối với dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc được ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ khoáng bitum, những loại dầu này thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải.
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền phân phối đối với dầu thô và dầu đã qua chế biến bao gồm: dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum, ở dạng thô; dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum.
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được sản xuất xăng dầu với điều kiện phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

Hình thức đầu tư:

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư theo một trong các hình thức sau đây:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
  • Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

1.Xin Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư

Đối tượng phải xin Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Tổ chức kinh tế đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;

Hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Sở kế hoạch và đầu tư

2. Xin Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

Nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn với người Việt Nam để thành lập công ty thì thủ tục thực hiện như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
  • Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
  • Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, văn bản uỷ quyền của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức ;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
  • Giấy uỷ quyền thực hiện dịch vụ thành lập công ty cho Luật Việt An.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

3.Xin Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu:

  • Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: được cấp cho doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có cầu cảng, kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu, có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa, có hệ thỗng phân phối xăng dầu, phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy định của pháp luật.
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu: được cấp cho doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; có kho, vể dung tích; có phương tiện vận tải xăng dầu; có phòng thử nghiệm; có hệ thống phân phối xăng dầu và cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh cần đáp ứng điều kiện luật định.
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu:là doanh nghiệp có ngành nghề đăng ký là kinh doanh xăng dầu; có kho, bể xăng dầu; có phương tiện vận tải, có hệ thống phân phối xăng dầu; điều kiện về cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, có chứng chỉ theo quy định.
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu: được cấp cho doanh nghiệp đáp ứng đủ điểu kiện về của hàng bán lẻ, cán bộ quản lý, nhân viên.
  • Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu: được cấp cho của hàng xăng dầu có địa điểm phù hợp với quy hoạch, thuộc sở hữu hoặc đồng ở hữu của đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối; đáp ứng điều kiện về thiết kế, xây dựng, trang thiết bị, cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh.

Quý khách có nhu cầu giải đáp các vấn đề về đầu tư nước ngoài cũng như mọi thủ tục luật pháp khác, vui lòng liên hệ Tư vấn Blue qua hotline hoặc trực tiếp đến văn phòng để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Thông tin liên quan:
Cẩn trọng với dòng vốn FDI từ Trung Quốc Thực tế, từ năm 2010 trở về trước, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam khá khiêm tốn. Trong Top 10 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, hầu như không có […]
Samsung, Foxconn và LG chọn đặt nhà máy ở phía Bắc thay vì phía Nam Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có khoảng cách gần với Trung Quốc cũng như Hàn Quốc và Nhật Bản – hai quốc gia đóng góp nhiều FDI cho Việt Nam hơn là vùng kinh tế trọng điểm phía […]
Khái niệm ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam, có khá nhiều ngân hàng nước ngoài hoạt động, chẳng hạn như Citibank, Kookmin Bank. Vậy chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam là gì? Tư vấn Blue sẽ giới thiệu với các bạn bài […]
Phó Thủ tướng: Giám sát nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp Sáng 9/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành và Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia đánh giá tình hình […]
Quy định và thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện […]
zalo-icon
phone-icon