Vietnam Airlines tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 vào ngày 10/5

Hầu hết các chỉ tiêu tài chính của VNA trong năm 2017 đều đạt và vượt kế hoạch. Theo đánh giá của Brand Finance, giá trị thương hiệu của VNA được định giá 310 triệu USD, tăng trên 60% so với năm 2016…
Thông tin từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán HVN) cho biết: Vào ngày 10/5 tới đây, HVN dự kiến sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2018. Ngày cuối cùng lập danh sách cổ đông với cổ phiếu HVN là 20/4/2018.

Đây là kỳ Đại hội cổ đông lần thứ 3 kể từ khi hãng Hàng không Quốc gia hoàn tất quá trình cổ phần hóa vào năm 2015.

Tại đại hội lần này, Vietnam Airlines sẽ trình Đại hội thảo luận và thông qua kết quả kinh doanh năm 2017, kế hoạch 2018 cũng như phương án phân phối lợi nhuận. Ngoài ra, công ty sẽ báo cáo cổ đông về tiền lương, thù lao thành viên HĐQT, BKS…

Năm 2017 có kết quả kinh doanh tốt nhất từ trước tới nay

Trong năm 2017, Vietnam Airlines tiếp tục giữ vững vị thế chủ lực của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam với hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh đạt và vượt mức kế hoạch đề ra tại Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017.

Cụ thể, năm 2017, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty đạt 82.950 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines đạt 2.659 tỷ đồng, vượt kế hoạch 98%, tăng 26,3% so với năm trước. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục, đạt cao nhất trong lịch sử phát triển của doanh nghiệp này.

Tính đến 31/12/2017, Vietnam Airlines có tổng tài sản 88.550 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 2.907 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng lên 17.432 tỷ đồng.

HĐQT Vietnam Airlines đề xuất chia cổ tức 8%, tương đương với số tiền 982 tỷ đồng.

Năm 2017, Tổng công ty được ghi nhận là Doanh nghiệp có chỉ số tài chính tốt nhất thị trường. Theo đánh giá của Brand Finance, giá trị thương hiệu của Vietnam Airlines được định giá 310 triệu USD, tăng trên 60% so với năm 2016.

Năm 2018 hàng không giá rẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho mảng thị trường quốc tế của Vietnam Airlines

Tại kỳ đại hội tới, Vietnam Airlines cũng dự kiến trình cổ đông những chỉ tiêu quan trọng về kế hoạch kinh doanh cho năm 2018.

Cụ thể, Vietnam Airlines đặt mục tiêu vận chuyển 24,3 triệu lượt khách, tăng 10,9%, hành khách luân chuyển đạt 38,5 triệu khách, tăng 10,89% so với cùng kỳ.

Doanh thu Tổng công ty dự kiến đạt 97.073 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2017. Tuy vậy, lợi nhuận hợp nhất của Vietnam Airlines lại được công ty đặt mục tiêu khiêm tốn với mức 2.421 tỷ đồng, bằng 76,7% so với năm 2017. Đây là kế hoạch khá thận trọng được Đại hội cổ đông Vietnam Airlines đưa ra dựa trên những dự báo về giá nguyên liệu tăng mạnh (75 – 80 USD/thùng), tăng 15% – 20% so với năm 2017.

Động lực tăng trưởng của thị trường quốc tế tiếp tục là phân khúc hàng không giá rẻ với tốc độ tăng trưởng 33,7%; phân khúc hàng không truyền thống chỉ tăng trưởng 7,8%. Cạnh tranh ngày càng tăng cao, nhất là cạnh tranh với các hãng hàng không giá rẻ khác. Đặc biệt, tình trạng quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất cũng ảnh hưởng lớn đến kế hoạch mở rông quy mô khai thác của hãng, từ đó tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong năm 2018, Vietnam Airlines dự chi 2.630 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng và các dự án khác của hãng, tăng 20,4% so năm trước. Đồng thời, Tổng công ty còn dự kiến chi 873,8 tỷ đồng nhằm đầu tư bổ sung vốn góp cho các DN ngoài nằm trong dây chuyền vận tải hàng không để đáp ứng định hướng phát triển dài hạn của công ty.

Đối với thị trường quốc tế, Vietnam Airlines đặt kế hoạch tăng trưởng tải 10%, duy trì thị phần và giữ vững vị thế tại các thị trường quốc tế đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tiếp tục lộ trình đưa tàu thân rộng thế hệ mới vào các đường bay Châu Âu, Châu Úc, Đông Bắc Á. Mở đường bay mới Nha Trang – Seoul; Đà Nẵng – Busan, Đà Nẵng – Osaka.

Thị trường nội địa, Vietnam Airlines dự kiến tăng tải 10-12% so năm 2017 nhằm duy trì thị phần tải ở mức 42-43%, thị phần VNA Group (gồm VNA, JPA và VASCO) ở mức 58-59%. Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa VNA và JPA trong chiến lược thương hiệu kép; mở mới các đường bay Nha Trang – Phú Quốc, Sài Gòn – Chu Lai; tăng tải cung ứng trên nhóm đường bay trục và tăng tần suất trên các đường bay trục lẻ và địa phương như Hà Nội – Buôn Mê Thuột, Tp. Hồ Chí Minh – Thanh Hóa/Pleiku/Quy Nhơn/Đồng Hới.

Cũng trong năm 2018, hãng hàng không có thị phần lớn nhất nước dự kiến khai thác trung bình 92,7 tàu bay. Nhận thêm 2 tàu A350 và 9 tàu A321-NEO, trả sớm 4 tàu thuê ATR72 và 3 tàu thuê A330 đến hạn. Tổng số tàu bay đến cuối năm 2018 là 98 tàu bay.

Theo Nhịp sống kinh tế

Thông tin liên quan:
Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu dược liệu tại Hà Tĩnh Kinh doanh dược liệu là một trong những ngành thế mạnh của nước ta, trong những năm gần đây vì nguồn cung trong nước chưa đủ nên chúng ta còn phải nhập khẩu mặt hàng này. Việt Nam từng là […]
Thủ tục thông báo phát hành hóa đơn lần đầu trong Công ty cổ phần Doanh nghiệp trước khi sử dụng hoá đơn cho việc bán hàng hoá, dịch vụ phải lập và gửi thông báo phát hành hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Vậy thủ tục thông báo phát hành […]
Thủ tục tạo hóa đơn trực tiếp in từ máy tính tiền Hóa đơn trực tiếp in từ máy tính tiền là một trong những giải pháp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. tư vấn Blue sẽ hướng dẫn quý vị qua bài viết sau. Các quy định về tạo […]
Các lỗi thường gặp khi kê khai thuế GTGT đầu ra Kê khai thuế GTGT là công việc hàng tháng, hàng quý mà kế toán phải làm. Tuy nhiên, vẫn thường hay xảy ra các sai sót dẫn đến phải kê khai bổ sung, điều chỉnh. Xác định sai giá trị […]
Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý chữ ký số Token Manager Với các đơn vị, tổ chức, cá nhân đang triển khai dịch vụ VNPT CA sẽ thấy vô cùng tiện lợi khi ứng dụng VNPT Token Manager, một phần mềm quản lý chữ ký số với những trải nghiệm mới […]
zalo-icon
phone-icon