Mã số mã vạch (MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được. Việc đăng ký mã vạch là một nhu cầu quan trọng của doanh nghiệp trong việc thực hiện bán buôn hoặc bán lẻ sản phẩm ra thị trường. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn thủ tục đăng ký mã số mã vạch hàng hóa tại Hà Tĩnh như sau:
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch bao gồm:
- Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
- Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
- Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 2 bộ.
- Giấy ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại 1 trong 3 cơ quan sau:
Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3;
Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam;
Thời gian giải quyết: Thông thường sau 01 ngày làm việc. Bạn sẽ nhận được mã số doanh nghiệp và tài khoản để thực hiện kê khai trên hệ thống.
Lưu ý khi đăng ký mã số mã vạch phù hợp với giấy phép kinh doanh:
Đối với các Doanh nghiệp chỉ có chức năng thương mại: Bổ sung thêm 1 biên bản thỏa thuận giữa Doanh nghiệp và chủ cơ sở sản xuất phù hợp với ngành nghề trong giấy phép kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp trong giấy phép kinh doanh không có chức năng sản xuất mà nhờ đơn vị khác gia công, đóng gói: Ngoài bộ hồ sơ đăng ký thông thường cần phải bổ sung thêm Hợp đồng gia công (sao y công chứng) và Giấy đăng ký nhãn hiệu độc quyền hoặc tối thiểu đã có công văn chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ, nhãn hiệu trên sản phẩm phải thuộc sở hữu của chính doanh nghiệp đó.
Khi đăng ký mã số mã vạch cho mặt hàng sách, báo, tạp chí: Thủ tục tương tự như mục trên và kèm theo hợp đồng liên kết xuất bản của từng đầu sách, báo hoặc tạp chí.
Lưu ý với các doanh nghiệp phân phối sản phẩm của công ty mẹ tại nước ngoài, muốn được cấp phép cho mã số của sản phẩm đó tại Việt Nam:
Doanh nghiệp phải nộp bản ủy quyền của công ty mẹ (có công chứng) cho phép công ty chi nhánh trong nước sử dụng mã doanh nghiệp của công ty mẹ và sử dụng từ số nào đến số nào.
Công văn đề nghị sử dụng mã nước ngoài.
Bản đăng ký sử dụng mã số của Doanh nghiệp nước ngoài trên sản phẩm.
Lưu ý khi lựa chọn loại mã phù hợp với doanh nghiệp và kê khai danh mục sản phẩm:
Mã doanh nghiệp: là mã số Tổng cục TCĐLCL cấp cho doanh nghiệp để từ đó DN tự phân bổ cho các sản phẩm của mình
- Loại mã DN 8 chữ số: khi đăng ký trên 1000 đến dưới 10.000 loại sản phẩm;
- Loại mã 9 chữ số: khi đăng ký trên 100 đến dưới 1000 loại sản phẩm;
- Loại mã 10 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm dưới 100 loại sản phẩm;
Những lưu ý sau khi đăng ký sử dụng mã số mã vạch:
Khi đăng khi sử dụng số mã vạch doanh nghiệp phải đóng lệ phí và phí duy trì cho năm đầu tiên. Nếu doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30/6 thì mức phí duy trì chỉ phải nộp trong năm đăng ký bằng 50% mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch.
Sau khi quá trình đăng ký mã số mã vạch thành công từ năm thứ 2 trở đi phí duy trì hàng năm doanh nghiệp phải nộp trước ngày 30/6 hàng năm.
Khi công ty thay đổi tên công ty, địa chỉ hoặc thất lạc giấy chứng nhận mã số mã vạch đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục để thay đổi
Khi doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng mã số mã vạch nữa, đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục ngừng sử dụng MSMV.
Doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật sự thay đổi về các mã sản phẩm trên trang quản lý của GS1 Việt Nam khi có sự thay đổi các sản phẩm kinh doanh.
Mọi vướng mắc về Thủ tục đăng ký mã số mã vạch hàng hóa tại Hà Tĩnh, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.